|
Ảnh minh họa. |
Ăn nhiều loại hạt: Trong một phân tích tiến hành trên 25 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Đại học Loma Linda (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, ăn 67g hạt mỗi ngày tăng tỷ lệ HDL trong máu tới 8,3%. Các nhà khoa học Australia phát hiện ra rằng, khi đàn ông thay thế 15% lượng calo hấp thụ hằng ngày bằng hạt macadamia - tương đương 12 - 16 hạt/ngày, nồng độ HDL sẽ tăng 8%. Bạn thậm chí có thể ăn các loại hạt được phủ ngoài bằng sô cô la hoặc bột ca cao, một nghiên cứu Nhật Bản cho thấy, polyphenol trong sô cô la kích hoạt gen thúc đẩy sự sản xuất HDL.
Tập thể dục: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng, tập thể dục 20 phút mỗi ngày làm tăng lượng HDL. Tuy lượng tăng HDL không nhiều nhưng nếu tiếp tục vận động thêm 10 phút mỗi ngày, lượng HDL của bạn sẽ còn tăng nữa. Điều quan trọng ở đây không phải là bạn luyện tập môn gì, mà là bạn nên thường xuyên luyện tập, giữ cho cơ thể năng động nhưng không bị quá mệt mỏi.
Ăn nhiều cá: Các nhà nghiên cứu Canada đã so sánh những người tuân thủ chế độ ăn nhiều cá thịt trắng với những người ăn thịt bò nạc và gà. Kết quả, những người ăn nhiều cá tăng 26% lượng HDL2, một dạng HDL đặc biệt.
Ăn bưởi và bánh quy yến mạch: Ăn một quả bưởi mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ hẹp động mạch 46%, giảm cholesterol LDL hơn 10%, đồng thời giúp giảm huyết áp của bạn. Một nghiên cứu của trường Đại học Connecticut (Mỹ) trên những người có hàm lượng cholesterol LDL cao (trên 200mg/dL) cho thấy, sau 8 tuần ăn bánh quy yến mạch hằng ngày, lượng LDL đã giảm hơn 20%.
Uống nước ép nam việt quất: Các nhà khoa học Đại học Scranton (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, những tình nguyện viên uống 3 cốc nước ép nam việt quất có dung tích gần 250ml trong 1 ngày, sau 1 tháng nồng độ cholesterol HDL sẽ tăng 10%, đủ để cắt giảm nguy cơ bệnh tim gần 40%. Do đó, hãy đảm bảo trong số nước ép trái cây bạn hấp thụ có ít nhất 27% là nước ép nam việt quất.
Ăn nhiều bữa ăn nhỏ: Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh cho thấy, những người ăn sáu hoặc nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày có mức cholesterol LDL thấp hơn 5% so với những người ăn một hoặc hai bữa ăn lớn. Điều này đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim 10 - 20%.
Dùng bơ thực vật: Bạn nên dùng bơ thực vật loại không có chất béo trans fat. Các nhà nghiên cứu ở Na Uy phát hiện ra rằng, so với bơ, bơ thực vật không có chất béo trans fat làm giảm cholesterol LDL 11%.
Ăn chay: Các nhà nghiên cứu ở Toronto (Canada) phát hiện ra rằng, với những người bổ sung thêm đồ chay như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày, trong một tháng lượng cholesterol LDL của họ giảm gần 30%.