1. Chúng ta chỉ sử dụng 10% của não. Điều này không thực sự đúng nếu xét trên góc độ vật lý sinh học. Ngoài khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh, bộ não của chúng ta còn có những loại tế bào khác và chúng cũng được sử dụng rất thường xuyên. Xét theo nghĩa đen, việc chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não là hoàn toàn vô lý bởi chúng ta cần vận động tất cả các tế bào trên não để vận động. Trong một bộ phận quan trọng như não thì không có bất cứ một tế bào nào thừa thãi không hoạt động theo ý nghĩa vật lý cả. 2. Chất cồn giết chết tế bào não. Sự thật là tế bào não không thể bị chết vì rượu, kể cả ở người nghiện rượu lâu dài. Tuy nhiên, rượu làm tổn thương các tế bào não, đặc biệt là phần đuôi gai (mỗi nơron thường có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai chia làm nhiều nhánh. Đuôi gai là bộ phận chủ yếu tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron). Theo nhà nghiên cứu Roberta J. Pentney tại Đại học Buffalo (Mỹ), chủ yếu người say rượu thường không kiểm soát được thông điệp mình truyền đạt đi chứ rượu không thể gieeust chết tế bào não. 3. Sử dụng thuốc kích thích khiến não có lỗ. Thực sự thì quan niệm trên hoàn toàn sai. Chỉ những chấn thương về mặt vật lý mới có thể tạo ra lỗ trong não bạn. Sử dụng ma túy có thể tác động đến sự dẫn truyền thần kinh, đó cũng là lý do người nghiện cần nhiều thuốc hơn nữa để đạt được cùng một cảm giác. Ma túy có thể gây ra tổn thương cho các tế bào thần kinh nhưng nó không tạo ra lỗ hổng trong bộ não. 4. Những tổn thương của não không thể hồi phục. Điều này không hoàn toàn là đúng. Có rất nhiều loại tổn thương não khác nhau và tùy từng vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng của vết thương sẽ quy định rằng chủ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Các chấn thương nhẹ chỉ ảnh hưởng phía bên ngoài hộp sọ có thể chỉ khiến người bị thương chảy máu bên ngoài hoặc bị ảnh hưởng rất nhẹ, có thể tự phục hồi nhanh chóng và không đem lại thương thật vĩnh viễn nào cả.5. Não vẫn hoạt động sau khi người bị chặt đầu. Một câu chuyện vào năm 1905, Tiến sĩ bác sĩ người Pháp Gabriel Beaurieux chứng kiến vụ chặt đầu một người đàn ông tên Languille. Tiến sĩ đã miêu tả về cái chết: "mí mắt và đôi môi...hoạt động trong các cơn co thắt bất thường một cách nhịp nhàng trong khoảng 5-6 giây". Câu chuyện khiến nhiều người cho rằng người ta vẫn còn tỉnh sau khi đầu lìa khỏi cổ dù chỉ trong một vài giây. Tuy nhiên, các bác sĩ hiện đại tin rằng các phản ứng mô tả ở trên là do phản xạ co giật của cơ bắp chứ không phải là từ ý thức.
6. Não người là lớn nhất. Nhiều người cho rằng vì chúng ta thông minh nhất nên não của chúng ta cũng lớn nhất so với các loài động vật. Điều này hoàn toàn không chính xác. Bộ não con người trưởng thành trung bình nặng khoảng 1,361 gram. Cá heo - một loài động vật rất thông minh - cũng có bộ não trung bình nặng tương đương. Tuy nhiên, cá nhà táng, không được coi là loài thông minh như như cá heo lại có bộ não nặng khoảng 7,8 gram. Mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh là không liên quan, điều quan trọng là tỷ lệ trọng lượng não so với toàn bộ cơ thể và tỷ lệ này là khoảng 1/50 ở người. 7. Ảnh hưởng bởi những thông tin. Các thông điệp ẩn chứa trong những gì mà thường ngày chúng ta xem trên truyền hình, sách báo được cho rằng sẽ được não chúng ta thu nhận. Các thông điệp đó có thể ảnh hưởng đến tiềm thức mà chính bản thân chúng ta cũng không biết. Đến nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của những thông tin ẩn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tin rằng âm nhạc hay quảng cáo có chứa những thông tin tác động đến tiềm thức của chúng ta.
8. Não tăng thêm nếp nhăn khi bạn học hỏi được điều gì mới. Theo một nghiên cứu thì nếu trải phẳng hết não ra thì kích thước của nó sẽ rộng như một chiếc áo gối. Những vùng nếp gấp trên não gọi là Gyri và đường nứt gọi là rãnh. Ngay từ đầu bộ não của một thai nhi không có nhiều nếp nhăn như vậy. Tuy nhiên trong quá trình thai nhi phát triển, các tế bào thần kinh di chuyển đến từng vùng não bộ, tạo ra các rãnh và Gyri. Khi thai nhi đạt 40 tuần tuổi thì cũng là lúc các nếp nhăn này hoàn thiện. Những nếp nhăn này sẽ không có thêm cho dù chúng ta có làm gì đi nữa. 9. Nghe nhạc của Mozart sẽ thông minh hơn. Một cuộc nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) năm 1990 (tiến hành trên 36 sinh viên) cho thấy, các sinh viên được nghe nhạc Mozart 10 phút trước khi kiểm tra IQ có chỉ số tăng khoảng 8 điểm so với trước. Từ đó, hiệu ứng Mozart đã được công nhận như một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, hiệu ứng này cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Để kết luận chính thức là nhạc Mozart có thể giúp đầu óc thông minh hơn thì cũng chưa có cơ sở khẳng định. 10. Não màu xám. Trí thông minh của con người từ bộ não cũng được gọi là “chất xám”, và trong não của chúng ta cũng có nhiều các chất màu xám này. Tuy nhiên, không phải toàn bộ bộ não của chúng ta có một màu xám nhưng phần lớn là như vậy. Ngoài ra, não còn có màu vàng, đỏ, đen, trắng… Những lời đồn mô phỏng não màu xám thực chất cũng là dễ hiểu bởi các tế bào “chất xám” chiếm phần lớn của não (và cả tủy sống).
1. Chúng ta chỉ sử dụng 10% của não. Điều này không thực sự đúng nếu xét trên góc độ vật lý sinh học. Ngoài khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh, bộ não của chúng ta còn có những loại tế bào khác và chúng cũng được sử dụng rất thường xuyên. Xét theo nghĩa đen, việc chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não là hoàn toàn vô lý bởi chúng ta cần vận động tất cả các tế bào trên não để vận động. Trong một bộ phận quan trọng như não thì không có bất cứ một tế bào nào thừa thãi không hoạt động theo ý nghĩa vật lý cả.
2. Chất cồn giết chết tế bào não. Sự thật là tế bào não không thể bị chết vì rượu, kể cả ở người nghiện rượu lâu dài. Tuy nhiên, rượu làm tổn thương các tế bào não, đặc biệt là phần đuôi gai (mỗi nơron thường có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai chia làm nhiều nhánh. Đuôi gai là bộ phận chủ yếu tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron). Theo nhà nghiên cứu Roberta J. Pentney tại Đại học Buffalo (Mỹ), chủ yếu người say rượu thường không kiểm soát được thông điệp mình truyền đạt đi chứ rượu không thể gieeust chết tế bào não.
3. Sử dụng thuốc kích thích khiến não có lỗ. Thực sự thì quan niệm trên hoàn toàn sai. Chỉ những chấn thương về mặt vật lý mới có thể tạo ra lỗ trong não bạn. Sử dụng ma túy có thể tác động đến sự dẫn truyền thần kinh, đó cũng là lý do người nghiện cần nhiều thuốc hơn nữa để đạt được cùng một cảm giác. Ma túy có thể gây ra tổn thương cho các tế bào thần kinh nhưng nó không tạo ra lỗ hổng trong bộ não.
4. Những tổn thương của não không thể hồi phục. Điều này không hoàn toàn là đúng. Có rất nhiều loại tổn thương não khác nhau và tùy từng vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng của vết thương sẽ quy định rằng chủ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Các chấn thương nhẹ chỉ ảnh hưởng phía bên ngoài hộp sọ có thể chỉ khiến người bị thương chảy máu bên ngoài hoặc bị ảnh hưởng rất nhẹ, có thể tự phục hồi nhanh chóng và không đem lại thương thật vĩnh viễn nào cả.
5. Não vẫn hoạt động sau khi người bị chặt đầu. Một câu chuyện vào năm 1905, Tiến sĩ bác sĩ người Pháp Gabriel Beaurieux chứng kiến vụ chặt đầu một người đàn ông tên Languille. Tiến sĩ đã miêu tả về cái chết: "mí mắt và đôi môi...hoạt động trong các cơn co thắt bất thường một cách nhịp nhàng trong khoảng 5-6 giây". Câu chuyện khiến nhiều người cho rằng người ta vẫn còn tỉnh sau khi đầu lìa khỏi cổ dù chỉ trong một vài giây. Tuy nhiên, các bác sĩ hiện đại tin rằng các phản ứng mô tả ở trên là do phản xạ co giật của cơ bắp chứ không phải là từ ý thức.
6. Não người là lớn nhất. Nhiều người cho rằng vì chúng ta thông minh nhất nên não của chúng ta cũng lớn nhất so với các loài động vật. Điều này hoàn toàn không chính xác. Bộ não con người trưởng thành trung bình nặng khoảng 1,361 gram. Cá heo - một loài động vật rất thông minh - cũng có bộ não trung bình nặng tương đương. Tuy nhiên, cá nhà táng, không được coi là loài thông minh như như cá heo lại có bộ não nặng khoảng 7,8 gram. Mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh là không liên quan, điều quan trọng là tỷ lệ trọng lượng não so với toàn bộ cơ thể và tỷ lệ này là khoảng 1/50 ở người.
7. Ảnh hưởng bởi những thông tin. Các thông điệp ẩn chứa trong những gì mà thường ngày chúng ta xem trên truyền hình, sách báo được cho rằng sẽ được não chúng ta thu nhận. Các thông điệp đó có thể ảnh hưởng đến tiềm thức mà chính bản thân chúng ta cũng không biết. Đến nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của những thông tin ẩn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tin rằng âm nhạc hay quảng cáo có chứa những thông tin tác động đến tiềm thức của chúng ta.
8. Não tăng thêm nếp nhăn khi bạn học hỏi được điều gì mới. Theo một nghiên cứu thì nếu trải phẳng hết não ra thì kích thước của nó sẽ rộng như một chiếc áo gối. Những vùng nếp gấp trên não gọi là Gyri và đường nứt gọi là rãnh. Ngay từ đầu bộ não của một thai nhi không có nhiều nếp nhăn như vậy. Tuy nhiên trong quá trình thai nhi phát triển, các tế bào thần kinh di chuyển đến từng vùng não bộ, tạo ra các rãnh và Gyri. Khi thai nhi đạt 40 tuần tuổi thì cũng là lúc các nếp nhăn này hoàn thiện. Những nếp nhăn này sẽ không có thêm cho dù chúng ta có làm gì đi nữa.
9. Nghe nhạc của Mozart sẽ thông minh hơn. Một cuộc nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) năm 1990 (tiến hành trên 36 sinh viên) cho thấy, các sinh viên được nghe nhạc Mozart 10 phút trước khi kiểm tra IQ có chỉ số tăng khoảng 8 điểm so với trước. Từ đó, hiệu ứng Mozart đã được công nhận như một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, hiệu ứng này cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Để kết luận chính thức là nhạc Mozart có thể giúp đầu óc thông minh hơn thì cũng chưa có cơ sở khẳng định.
10. Não màu xám. Trí thông minh của con người từ bộ não cũng được gọi là “chất xám”, và trong não của chúng ta cũng có nhiều các chất màu xám này. Tuy nhiên, không phải toàn bộ bộ não của chúng ta có một màu xám nhưng phần lớn là như vậy. Ngoài ra, não còn có màu vàng, đỏ, đen, trắng… Những lời đồn mô phỏng não màu xám thực chất cũng là dễ hiểu bởi các tế bào “chất xám” chiếm phần lớn của não (và cả tủy sống).