"Một trong những lý do trẻ em cảm thấy quá căng thẳng là do cha mẹ chúng cũng đang bị stress. Trẻ càng nhỏ càng nhạy cảm với stress từ cha mẹ. Chuyên gia tâm lý khuyên, nếu con bạn đang có triệu chứng căng thẳng, bao gồm: khó chịu, ủ rũ, mè nheo, khóc lóc, thu mình khỏi các hoạt động, thay đổi nếp ăn, ngủ... hãy cố gắng làm dịu chúng xuống bằng một trong những bài tập dễ dàng dưới đây.Hãy hít thở sâu:Khi một đứa trẻ đang có dấu hiệu căng thẳng, phản ứng đầu tiên bạn nên làm là để bé có chút thời gian "tạm dừng" để bình tĩnh lại. Hướng dẫn bé một bài tập thở nhẹ nhàng, đơn giản để thư giãn đầu óc. Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần làm có lẽ chỉ là: dừng lại và kiềm chế.Ra khỏi nhà: Đi chơi công viên hay ra sân bóng, đi xe đạp hoặc bơi sẽ rất giúp ích trong việc giảm stress cho trẻ.Một nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động thể chất cường độ cao giúp làm giảm phản ứng căng thẳng ở trẻ. Hãy cho trẻ làm bất cứ điều gì bé thích, thay vì áp đặt. Nếu bé thích thế giới tự nhiên, hãy đưa cho bé một cái xẻng và cùng ra ngoài vườn.
Bắt đầu một "dự án" nghệ thuật: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều dễ say sưa với hoạt động cắt dán, vẽ tranh. Cùng sáng tạo với bé bằng những tạp chí cũ, sticker, bút dấu và nhũ màu. Phát huy tính sáng tạo sẽ nhanh chóng làm giảm căng thẳng ở trẻ, một cách thoát khỏi ấm ức dễ dàng, cởi mở trong một không gian sáng tạo.
Hãy nhớ ôm thật chặt:Ngoài việc ôm ấp vuốt ve trẻ, quan trọng là bạn cần dạy chúng cách tự xoa dịu bản thân. Tự vòng tay ôm mình là một bài tập đơn giản lấy cảm hứng từ thiền, có thể giúp trẻ tự cảm thấy được an ủi ngay lập tức.
Dạy bé bắt chéo tay ôm vòng qua người, rồi vỗ bàn tay vào lưng mình. Bằng cách này, bạn đang dạy cho bé trải nghiệm một cảm giác mới.Tư thế chào theo kiểu Ấn Độ (Namaste):Đối với những đứa trẻ có xu hướng vận động "tĩnh" hơn, tập yoga có thể là cách tuyệt vời để ổn định cảm xúc và suy nghĩ. Một nghiên cứu năm 2003 của ĐH bang California cũng cho thấy yoga có thể giúp cải thiện điểm số của trẻ em.Theo các nhà nghiên cứu, nhiệm vụ của cha mẹ là giúp trẻ hình thành thói quen kiểm soát sự căng thẳng, giúp chúng tìm ra cách bình tĩnh và kiên nhẫn.
"Một trong những lý do trẻ em cảm thấy quá căng thẳng là do cha mẹ chúng cũng đang bị stress. Trẻ càng nhỏ càng nhạy cảm với stress từ cha mẹ. Chuyên gia tâm lý khuyên, nếu con bạn đang có triệu chứng căng thẳng, bao gồm: khó chịu, ủ rũ, mè nheo, khóc lóc, thu mình khỏi các hoạt động, thay đổi nếp ăn, ngủ... hãy cố gắng làm dịu chúng xuống bằng một trong những bài tập dễ dàng dưới đây.
Hãy hít thở sâu:Khi một đứa trẻ đang có dấu hiệu căng thẳng, phản ứng đầu tiên bạn nên làm là để bé có chút thời gian "tạm dừng" để bình tĩnh lại. Hướng dẫn bé một bài tập thở nhẹ nhàng, đơn giản để thư giãn đầu óc. Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần làm có lẽ chỉ là: dừng lại và kiềm chế.
Ra khỏi nhà: Đi chơi công viên hay ra sân bóng, đi xe đạp hoặc bơi sẽ rất giúp ích trong việc giảm stress cho trẻ.Một nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động thể chất cường độ cao giúp làm giảm phản ứng căng thẳng ở trẻ. Hãy cho trẻ làm bất cứ điều gì bé thích, thay vì áp đặt. Nếu bé thích thế giới tự nhiên, hãy đưa cho bé một cái xẻng và cùng ra ngoài vườn.
Bắt đầu một "dự án" nghệ thuật: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều dễ say sưa với hoạt động cắt dán, vẽ tranh. Cùng sáng tạo với bé bằng những tạp chí cũ, sticker, bút dấu và nhũ màu. Phát huy tính sáng tạo sẽ nhanh chóng làm giảm căng thẳng ở trẻ, một cách thoát khỏi ấm ức dễ dàng, cởi mở trong một không gian sáng tạo.
Hãy nhớ ôm thật chặt:Ngoài việc ôm ấp vuốt ve trẻ, quan trọng là bạn cần dạy chúng cách tự xoa dịu bản thân. Tự vòng tay ôm mình là một bài tập đơn giản lấy cảm hứng từ thiền, có thể giúp trẻ tự cảm thấy được an ủi ngay lập tức.
Dạy bé bắt chéo tay ôm vòng qua người, rồi vỗ bàn tay vào lưng mình. Bằng cách này, bạn đang dạy cho bé trải nghiệm một cảm giác mới.
Tư thế chào theo kiểu Ấn Độ (Namaste):Đối với những đứa trẻ có xu hướng vận động "tĩnh" hơn, tập yoga có thể là cách tuyệt vời để ổn định cảm xúc và suy nghĩ. Một nghiên cứu năm 2003 của ĐH bang California cũng cho thấy yoga có thể giúp cải thiện điểm số của trẻ em.Theo các nhà nghiên cứu, nhiệm vụ của cha mẹ là giúp trẻ hình thành thói quen kiểm soát sự căng thẳng, giúp chúng tìm ra cách bình tĩnh và kiên nhẫn.