Hôi nách, y học gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi vùng nách, xuất hiện do tình trạng các tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động quá “tích cực”, vi khuẩn trên da phát triển mạnh kết hợp với các axit béo chưa no và hợp chất ammoniac có ở nách gây ra mùi khó chịu. Bệnh này không làm hại sức khỏe hay chết người nhưng lại là mối bận tâm lớn của người mắc, ảnh hưởng tâm lý nặng nề do gây trở ngại trong giao tiếp, khiến họ mất tự tin. Ngoài ra, chứng hôi nách cũng khiến cho những người khác bị ảnh hưởng, nhất là khi thời tiết nóng hay khi vận động mạnh. Hôi nách không lây nhưng cũng có tính chất di truyền, vì thế trong không ít gia đình có nhiều hơn một người mắc. Tùy vào thể bệnh hay đặc điểm cá nhân, có những người bị “nặng mùi” hơn vào mùa hè, nhưng cũng có người đến mùa thu, mùa đông thì tình hình mới trầm trọng. Trong sách báo cũng như dân gian có nhiều phương pháp, mẹo vặt giúp chữa hôi nách và chúng được lan truyền và những người mắc bệnh này đều từng thử qua ít nhất một vài cách. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là chẳng phương pháp nào giúp họ chia tay được với căn bệnh khó chịu này. Dùng chanh tươi chà xát vào vùng nách sau khi tắm là một trong những mẹo trị hôi nách phổ biến nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách này chỉ giúp giảm mùi trong một thời gian ngắn. Với trường hợp nặng, nó gần như không có tác dụng. Bôi nước ép gừng tươi vào nách cũng là một phương pháp được nhiều người mách nhau áp dụng. Nhưng cũng tương tự như xát chanh, nó chỉ có hiệu quả hạn chế và tạm thời. Phèn chua là liều thuốc dân gian được truyền tụng nhiều nhất: phi phèn thành bột mịn xoa vào vùng nách sau khi tắm xong. Hiệu quả của phương pháp này khá hơn dùng chanh hay gừng, nhưng cũng chỉ giúp “cầm cự” và hãm mùi. Nếu không tiếp tục áp dụng, cơ thể sẽ nặng mùi trở lại. Có người dùng 2 quả trứng (gà hoặc vịt) luộc bóc vỏ, kẹp xoa vào hai bên nách khi trứng còn nóng, đến khi nguội bỏ ra. Trứng tuy giúp hút mùi nhưng mức hiệu quả cực kỳ khiêm tốn. Tương tự cách dùng trứng luộc là phương pháp nắm cơm nóng áp vào vùng nách. Tuy nhiên, trứng nóng hay cơm nóng đều chỉ giảm mùi bằng cách thấm hút mồ hôi. Chỉ một lát sau khi mồ hôi tiết ra trở lại thì “đâu lại vào đấy”. Lá trầu không cũng được dân gian dùng chữa hôi nách nhờ chứa nhiều tinh dầu, có khả năng sát khuẩn tốt. Cách làm là giã nát lá trầu bôi vào nách. Nhưng hiệu quả vẫn chỉ kéo dài vài giờ là nhiều. Bởi vậy, những người bị hôi nách nếu không điều trị triệt để bằng can thiệp y khoa thì phải xác định “sống chung với lũ”, cố gắng tắm rửa sạch sẽ để vi khuẩn không có thời gian “xử lý” mồ hôi và chất béo, gây ra mùi.
Dẫu sao các phương pháp trên cũng giúp giảm mùi trong một thời gian nhất định, giúp những người hôi nách nhẹ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn nếu áp dụng chúng thường xuyên.
Hôi nách, y học gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi vùng nách, xuất hiện do tình trạng các tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động quá “tích cực”, vi khuẩn trên da phát triển mạnh kết hợp với các axit béo chưa no và hợp chất ammoniac có ở nách gây ra mùi khó chịu.
Bệnh này không làm hại sức khỏe hay chết người nhưng lại là mối bận tâm lớn của người mắc, ảnh hưởng tâm lý nặng nề do gây trở ngại trong giao tiếp, khiến họ mất tự tin. Ngoài ra, chứng hôi nách cũng khiến cho những người khác bị ảnh hưởng, nhất là khi thời tiết nóng hay khi vận động mạnh.
Hôi nách không lây nhưng cũng có tính chất di truyền, vì thế trong không ít gia đình có nhiều hơn một người mắc. Tùy vào thể bệnh hay đặc điểm cá nhân, có những người bị “nặng mùi” hơn vào mùa hè, nhưng cũng có người đến mùa thu, mùa đông thì tình hình mới trầm trọng.
Trong sách báo cũng như dân gian có nhiều phương pháp, mẹo vặt giúp chữa hôi nách và chúng được lan truyền và những người mắc bệnh này đều từng thử qua ít nhất một vài cách. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là chẳng phương pháp nào giúp họ chia tay được với căn bệnh khó chịu này.
Dùng chanh tươi chà xát vào vùng nách sau khi tắm là một trong những mẹo trị hôi nách phổ biến nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách này chỉ giúp giảm mùi trong một thời gian ngắn. Với trường hợp nặng, nó gần như không có tác dụng.
Bôi nước ép gừng tươi vào nách cũng là một phương pháp được nhiều người mách nhau áp dụng. Nhưng cũng tương tự như xát chanh, nó chỉ có hiệu quả hạn chế và tạm thời.
Phèn chua là liều thuốc dân gian được truyền tụng nhiều nhất: phi phèn thành bột mịn xoa vào vùng nách sau khi tắm xong. Hiệu quả của phương pháp này khá hơn dùng chanh hay gừng, nhưng cũng chỉ giúp “cầm cự” và hãm mùi. Nếu không tiếp tục áp dụng, cơ thể sẽ nặng mùi trở lại.
Có người dùng 2 quả trứng (gà hoặc vịt) luộc bóc vỏ, kẹp xoa vào hai bên nách khi trứng còn nóng, đến khi nguội bỏ ra. Trứng tuy giúp hút mùi nhưng mức hiệu quả cực kỳ khiêm tốn.
Tương tự cách dùng trứng luộc là phương pháp nắm cơm nóng áp vào vùng nách. Tuy nhiên, trứng nóng hay cơm nóng đều chỉ giảm mùi bằng cách thấm hút mồ hôi. Chỉ một lát sau khi mồ hôi tiết ra trở lại thì “đâu lại vào đấy”.
Lá trầu không cũng được dân gian dùng chữa hôi nách nhờ chứa nhiều tinh dầu, có khả năng sát khuẩn tốt. Cách làm là giã nát lá trầu bôi vào nách. Nhưng hiệu quả vẫn chỉ kéo dài vài giờ là nhiều.
Bởi vậy, những người bị hôi nách nếu không điều trị triệt để bằng can thiệp y khoa thì phải xác định “sống chung với lũ”, cố gắng tắm rửa sạch sẽ để vi khuẩn không có thời gian “xử lý” mồ hôi và chất béo, gây ra mùi.
Dẫu sao các phương pháp trên cũng giúp giảm mùi trong một thời gian nhất định, giúp những người hôi nách nhẹ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn nếu áp dụng chúng thường xuyên.