Màng mề gà. Là phần màng ngoài của mề gà, khi làm thịt gà thường vất bỏ chúng đi nhưng lại rất quý. Chữa bệnh biếng ăn cho trẻ. Dùng 6g bột màng mề gà (kê nội kim), 250g thịt lươn đã làm sạch trộn cùng nhau, nêm gia vị hấp chín cho bé ăn. Bài thuốc chỉ dùng cho bé trên 3 tuổi. Ảnh: Methongthai.Chữa tiêu chảy với cháo màng mề gà. Dùng màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần. Ảnh: Benhtri.Bổ lá lách với màng mề gà hấp trứng. Món ăn rất tốt cho người già và trẻ em, không chỉ ngon mà còn đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc bổ lá lách. Món ăn này liều lượng cũng không cần đo đếm, vì thế không phải lo nghĩ đến tác dụng phụ khi ăn nhiều. Ảnh: Amthucsanh.Chữa đau dạ dày. Dùng 4g bột màng mề gà, 4g bột mai mực, 2g bột nếp rang thơm và 0,2g bột cam thảo. Thêm nước và trộn thành 1 viên, mỗi ngày uống 2 viên sau khi ăn. Ảnh: Whealth.Mật gà. Dân gian gọi tên mật gà là kê đảm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm. Ảnh: SKĐS.Chữa ho gà, ho khan, ho có đờm. Dùng 10 cái mật gà, hạt chanh, hạt mướp đắng mỗi thứ 20g, 25g đường trắng. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô và tán thành bột mịn. Ảnh: Healthplus.Đun đường tan chảy và cho bột trên vào tôi thành bột sền sệt rồi vắt thành viên như hạt đỗ xanh. Sấy khô và uống mỗi ngày 2 lần cùng nước ấm. Trẻ em viên thành 2-4g/viên, người lớn viên thành 5-8g/viên. Ảnh: Baophunu.Gân chân gà. Có người cho rằng, giá trị bổ dưỡng của gân chân gà (kê cân) cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi được phối hợp với các vị thuốc bắc. Ảnh: Tinybook.Dạng dùng thông thường của gân gà là nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng. Ảnh: Nhahangdinhly.Sụn gà. Các nhà khoa học trên thế giới đã dùng sụn gà chữa bệnh viêm đa khớp và thành công. Họ lý giải rằng trong sụn có chất axit amin là cystein có thể trị bệnh ngoài da và bổ trợ xương khớp. Vì thế có thể dùng sụn gà chế biến các món ăn hàng ngày. Ảnh: Nauanngon.Sụn gà chiên giòn xóc tỏi. Món ăn sần sật, hương hành tỏi thơm nức mũi là món ăn cơm tuyệt vời hoặc là món nhậu tốn mồi cho anh xã, chấm thêm tương ớt cay nữa thì ngon tuyệt. Ảnh: Baophapluat.Sụn gà rang muối. Sụn gà đóng một lớp muối trắng tinh, cho vào miệng bạn sẽ cảm thấy mùi thơm, vị mặn mặn, ngọt ngọt của muối, giòn giòn, sựt sựt, Thưởng thức một lần là thích mê. Ảnh: Amthucsanh. (Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng).
Màng mề gà. Là phần màng ngoài của mề gà, khi làm thịt gà thường vất bỏ chúng đi nhưng lại rất quý. Chữa bệnh biếng ăn cho trẻ. Dùng 6g bột màng mề gà (kê nội kim), 250g thịt lươn đã làm sạch trộn cùng nhau, nêm gia vị hấp chín cho bé ăn. Bài thuốc chỉ dùng cho bé trên 3 tuổi. Ảnh: Methongthai.
Chữa tiêu chảy với cháo màng mề gà. Dùng màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần. Ảnh: Benhtri.
Bổ lá lách với màng mề gà hấp trứng. Món ăn rất tốt cho người già và trẻ em, không chỉ ngon mà còn đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc bổ lá lách. Món ăn này liều lượng cũng không cần đo đếm, vì thế không phải lo nghĩ đến tác dụng phụ khi ăn nhiều. Ảnh: Amthucsanh.
Chữa đau dạ dày. Dùng 4g bột màng mề gà, 4g bột mai mực, 2g bột nếp rang thơm và 0,2g bột cam thảo. Thêm nước và trộn thành 1 viên, mỗi ngày uống 2 viên sau khi ăn. Ảnh: Whealth.
Mật gà. Dân gian gọi tên mật gà là kê đảm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm. Ảnh: SKĐS.
Chữa ho gà, ho khan, ho có đờm. Dùng 10 cái mật gà, hạt chanh, hạt mướp đắng mỗi thứ 20g, 25g đường trắng. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô và tán thành bột mịn. Ảnh: Healthplus.
Đun đường tan chảy và cho bột trên vào tôi thành bột sền sệt rồi vắt thành viên như hạt đỗ xanh. Sấy khô và uống mỗi ngày 2 lần cùng nước ấm. Trẻ em viên thành 2-4g/viên, người lớn viên thành 5-8g/viên. Ảnh: Baophunu.
Gân chân gà. Có người cho rằng, giá trị bổ dưỡng của gân chân gà (kê cân) cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi được phối hợp với các vị thuốc bắc. Ảnh: Tinybook.
Dạng dùng thông thường của gân gà là nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng. Ảnh: Nhahangdinhly.
Sụn gà. Các nhà khoa học trên thế giới đã dùng sụn gà chữa bệnh viêm đa khớp và thành công. Họ lý giải rằng trong sụn có chất axit amin là cystein có thể trị bệnh ngoài da và bổ trợ xương khớp. Vì thế có thể dùng sụn gà chế biến các món ăn hàng ngày. Ảnh: Nauanngon.
Sụn gà chiên giòn xóc tỏi. Món ăn sần sật, hương hành tỏi thơm nức mũi là món ăn cơm tuyệt vời hoặc là món nhậu tốn mồi cho anh xã, chấm thêm tương ớt cay nữa thì ngon tuyệt. Ảnh: Baophapluat.
Sụn gà rang muối. Sụn gà đóng một lớp muối trắng tinh, cho vào miệng bạn sẽ cảm thấy mùi thơm, vị mặn mặn, ngọt ngọt của muối, giòn giòn, sựt sựt, Thưởng thức một lần là thích mê. Ảnh: Amthucsanh. (Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng).