Món ăn cho người bệnh phổi

Google News

(Kiến Thức) - Ở phổi có nhiều loại bệnh như hen phế quản, tràn khí màng phổi, lao... Biết cách chế biến các món ăn - bài thuốc sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Tràn khí màng phổi
Nhau thai cô thuốc: Nhau thai 1 cái, nhân sâm 15g, hoàng kỳ 250g, đường phèn 1kg. Nhau thai, nhân sâm, hoàng kỳ cho nước vào vừa phải ngâm nửa ngày, sau đó dùng lửa nhỏ đun 2 giờ liền rồi lọc lấy nước, còn bã lại đun tiếp 2 lần nữa đều lọc lấy nước, sau đó cho cả 3 nước vào chung. Tiếp theo lại cho lửa nhỏ cô đặc 3 nước này còn khoảng 500ml, cho đường phèn vào đun tiếp thành cao lỏng, mỗi lần uống 2 thìa canh (khoảng 20 - 25ml), ngày uống 3 lần chiêu với nước đun sôi nguội vào lúc đói. Cứ uống 1 tháng liền là 1 liệu trình.
Sơn dược sống (củ mài): Sơn dược sống 120g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống liền trong 3 tháng là ít nhất.
Mon an cho nguoi bi benh phoi
Cháo mỡ cáp thập mã. 
Lao phổi
Lao phổi là bệnh mạn tính, chế độ ăn rất cần thiết cho chứng bệnh này. Cụ thể, cần chú ý các thực phẩm giàu đạm, mỡ vừa phải, giàu vitamine và các muối vô cơ.
Cháo mỡ cáp thập mã + ngân nhĩ: Mỡ cáp thập mã, ngân nhĩ, gạo tẻ mỗi loại 30g, đường phèn vừa đủ. Trước tiên ngâm mỡ cáp thập mã, ngân nhĩ vào nước lạnh nửa ngày, sau cho vào đun lửa nhỏ 2 giờ rồi cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, cho đường phèn vào đánh tan rồi ăn. Cần ăn thường xuyên. Cáp thập mã là vị thuốc được làm khô từ ống dẫn trứng của ếch cái, thuốc chứa nhiều protein, lipit, đường, các loại phospho và nhiều vitamine A, B, C cùng nhiều loại hormon... Mỡ cáp thập mã được xếp vào loại thuốc bổ hảo hạng, là một loại thuốc quý trong thực bổ. Có công năng mạnh về bổ phổi, ích thận nên là loại thuốc đặc biệt sử dụng cho những người phế thận âm hư, nhờ có sức bồi bổ mạnh.
Nước ngó sen bạch quả: Nước ngó sen tươi, nước bạch quả, nước mía, nước hoài sơn (nước củ mài hay sơn dược) mỗi loại đều 120g, hồng sấy khô, hạnh đào nhân tươi mỗi loại cũng 120g, giã nhuyễn để sẵn, mật ong 120g. Trước tiên hòa loãng mật ong rồi tiếp tục cho bột hạnh đào nhân và hồng khô vào nước sơn dược khuấy đều, rồi đun nóng cho tan thì tắt lửa, tiếp tục cho các nước còn lại vào quấy đều, đổ vào bình sứ cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần. Mỗi lần uống 1 - 2 thìa canh, uống bất cứ lúc nào, chiêu với nước đun sôi để nguội.
Tỏi sống: Tỏi sống bóc vỏ ngoài, mỗi ngày nhai 6 - 7 lần, mỗi lần nhai 4 - 5 nhánh con.
Sơn dược: Sơn dược sống 120g, thái lát đun sôi uống nhiều lần. Hoặc sơn dược sống, mễ nhân sống mỗi vị 60g, hồng khô 30g, nấu chín nhừ ăn vào bất cứ lúc nào.
BS Hoàng Xuân Đại (nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

Bình luận(0)