Chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, bữa ăn ngoài thịt cá, người dân còn chú ý chọn rau rừng để giải ngán, bổ sung dưỡng chất.Rau rừng được hiểu là những loại cây mọc hoang, không cần trồng thủ công. Hạt giống được gió và động vật phát trán mọc tự nhiên, người ăn chỉ việc hái. Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng cao, rau rừng giờ cũng được trồng, chăm sóc để đáp ứng thị trường. Chính bởi được canh tác nên mùi vị của chúng cũng không được “thuần khiết” như ban đầu.Về mặt dinh dưỡng, phân tích chỉ ra rau rừng chứa lượng nước dồi dào, giàu vitamin như caroten, vitamin C, riboflavin (đặc biệt loại rau lá xanh, xanh thẫm). Hàm lượng chất khoáng như canxi, kali, magie, chất xơ, phytochemical... cũng được đánh giá cao.Tuy nhiên, kỳ vọng rau rừng “bổ” hơn rau nhà lại không có cơ sở. Chúng được các nhà khoa học xếp vào loại “nên ăn” song lượng dinh dưỡng của rau rừng chỉ tương đương với các loại rau thường.Dù rau rừng có vị lạ, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể song giới chuyên môn cho rằng khi ăn chúng cần đặc biệt lưu ý đến những điểm sau.Không hái, ăn những loại rau lạ. Hệ thực vật đa dạng, có nhiều loại rau dại song chỉ một số ít được làm thức ăn cho con người. Một số loại nhìn rất “lành” song lại không ăn được.Một khi ăn nhầm, rau dại có thể gây ngộ độc. Thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, khi hái rau rừng bạn cần đặc biệt cẩn trọng, không tùy ý chọn chúng làm đồ ăn.Không hái rau dại ở khu vực ô nhiễm. Rau sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm dễ hấp thụ các chất độc hại. Trong số đó có kim loại nặng như chì, thủy ngân đặc biệt nguy hiểm.Rau dại mọc ở ven đường, cạnh nhà máy, bãi rác, mương nước hôi thối... tuyệt đối không nên hái. Bằng mắt thường, bạn khó có thể biết được liệu chúng có chứa chất độc hại hay không.Sơ chế kĩ. Ngoài việc rửa sạch bụi đất, một số loại rau rừng còn có độc tố. Đáng nói, những độc tố này được xử lý theo cách khác nhau. Chẳng hạn, tỏi núi, rau khoai mỡ... nếu không ngâm nước có thể gây khó chịu cho người ăn.Không ăn nhiều. Suy cho cùng, rau rừng cũng là rau dại. Phải có lý do gì thì ông cha mới không dùng chúng làm thức ăn hàng ngày.Việc đổi bữa để giải ngán có thể chấp nhận, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng, ăn chúng hàng ngày đôi khi phản tác dụng. Ảnh minh họa: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, bữa ăn ngoài thịt cá, người dân còn chú ý chọn rau rừng để giải ngán, bổ sung dưỡng chất.
Rau rừng được hiểu là những loại cây mọc hoang, không cần trồng thủ công. Hạt giống được gió và động vật phát trán mọc tự nhiên, người ăn chỉ việc hái. Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng cao, rau rừng giờ cũng được trồng, chăm sóc để đáp ứng thị trường. Chính bởi được canh tác nên mùi vị của chúng cũng không được “thuần khiết” như ban đầu.
Về mặt dinh dưỡng, phân tích chỉ ra rau rừng chứa lượng nước dồi dào, giàu vitamin như caroten, vitamin C, riboflavin (đặc biệt loại rau lá xanh, xanh thẫm). Hàm lượng chất khoáng như canxi, kali, magie, chất xơ, phytochemical... cũng được đánh giá cao.
Tuy nhiên, kỳ vọng rau rừng “bổ” hơn rau nhà lại không có cơ sở. Chúng được các nhà khoa học xếp vào loại “nên ăn” song lượng dinh dưỡng của rau rừng chỉ tương đương với các loại rau thường.
Dù rau rừng có vị lạ, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể song giới chuyên môn cho rằng khi ăn chúng cần đặc biệt lưu ý đến những điểm sau.
Không hái, ăn những loại rau lạ. Hệ thực vật đa dạng, có nhiều loại rau dại song chỉ một số ít được làm thức ăn cho con người. Một số loại nhìn rất “lành” song lại không ăn được.
Một khi ăn nhầm, rau dại có thể gây ngộ độc. Thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, khi hái rau rừng bạn cần đặc biệt cẩn trọng, không tùy ý chọn chúng làm đồ ăn.
Không hái rau dại ở khu vực ô nhiễm. Rau sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm dễ hấp thụ các chất độc hại. Trong số đó có kim loại nặng như chì, thủy ngân đặc biệt nguy hiểm.
Rau dại mọc ở ven đường, cạnh nhà máy, bãi rác, mương nước hôi thối... tuyệt đối không nên hái. Bằng mắt thường, bạn khó có thể biết được liệu chúng có chứa chất độc hại hay không.
Sơ chế kĩ. Ngoài việc rửa sạch bụi đất, một số loại rau rừng còn có độc tố. Đáng nói, những độc tố này được xử lý theo cách khác nhau. Chẳng hạn, tỏi núi, rau khoai mỡ... nếu không ngâm nước có thể gây khó chịu cho người ăn.
Không ăn nhiều. Suy cho cùng, rau rừng cũng là rau dại. Phải có lý do gì thì ông cha mới không dùng chúng làm thức ăn hàng ngày.
Việc đổi bữa để giải ngán có thể chấp nhận, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng, ăn chúng hàng ngày đôi khi phản tác dụng. Ảnh minh họa: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.