Bí xanh có hàm lượng natri thấp 1,8mg/100g đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh thận, phù nề, xơ cứng động mạch, tiểu đường. Chính vì thế, bí xanh được xem là loại rau củ thích hợp nhất cho người bệnh thận.Bí xanh có lượng calo thấp, chỉ 11kcal trên 100g, thấp hơn 27% so với dưa chuột. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C của bí xanh tương đối cao, 18mg/100g, gấp đôi dưa chuột và gần bằng cà chua.Trong Đông y, bí xanh tính hàn, vị ngọt nhạt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đờm, bổ phế, chữa phù thũng, nóng bứt rứt , đờm dãi, tiêu khát.Nước sắc từ vỏ bí xanh có thể dùng để chữa nhiều bệnh như phù thũng, hạt bí xanh có thể thanh nhiệt, long đờm.Ngoài ra, bí xanh chứa nhiều chất xơ dạng sợi, loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên đây là loại rau quả cực thích hợp cho người giảm béo.Uống nước bí xanh thường xuyên cũng sẽ cải thiện được làn da, giúp da tươi sáng lên một cách rõ rệt.Không chỉ thế, vitamin B2 trong bí xanh rất cao, có tác dụng làm giảm nguy cơ rối loạn mắt, giảm stress oxy hóa ở võng mạc, đồng thời còn góp phần giảm luôn cả nguy cơ thoái hóa điểm vàng.Bí xanh cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cụ thể là hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, ức chế sự tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa các tế bào khỏe mạnh bị đột biến, dẫn đến hệ miễn dịch được tốt hơn.Trong bí xanh còn chứa nhiều kali, có khả năng làm giãn mạch cũng như giảm sự căng thẳng trên mạch máu và động mạch, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch như đột quỵ và đau thắt cơ tim.Có nhiều cách chế biến bí xanh, nhưng đa số những người giảm cân sẽ lựa chọn các luộc. Một số khác thì sẽ chọn xào hoặc nấu canh.Người cầu kỳ hơn sẽ làm bí xanh nhồi thịt, món nào cũng ngon và không dễ ngán, rất dễ ăn trong mùa hè.Mời quý độc giả theo dõi video: 4 Món Ăn Vặt Tự Làm Từ Khoai Lang
Bí xanh có hàm lượng natri thấp 1,8mg/100g đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh thận, phù nề, xơ cứng động mạch, tiểu đường. Chính vì thế, bí xanh được xem là loại rau củ thích hợp nhất cho người bệnh thận.
Bí xanh có lượng calo thấp, chỉ 11kcal trên 100g, thấp hơn 27% so với dưa chuột. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C của bí xanh tương đối cao, 18mg/100g, gấp đôi dưa chuột và gần bằng cà chua.
Trong Đông y, bí xanh tính hàn, vị ngọt nhạt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đờm, bổ phế, chữa phù thũng, nóng bứt rứt , đờm dãi, tiêu khát.
Nước sắc từ vỏ bí xanh có thể dùng để chữa nhiều bệnh như phù thũng, hạt bí xanh có thể thanh nhiệt, long đờm.
Ngoài ra, bí xanh chứa nhiều chất xơ dạng sợi, loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên đây là loại rau quả cực thích hợp cho người giảm béo.
Uống nước bí xanh thường xuyên cũng sẽ cải thiện được làn da, giúp da tươi sáng lên một cách rõ rệt.
Không chỉ thế, vitamin B2 trong bí xanh rất cao, có tác dụng làm giảm nguy cơ rối loạn mắt, giảm stress oxy hóa ở võng mạc, đồng thời còn góp phần giảm luôn cả nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Bí xanh cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cụ thể là hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, ức chế sự tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa các tế bào khỏe mạnh bị đột biến, dẫn đến hệ miễn dịch được tốt hơn.
Trong bí xanh còn chứa nhiều kali, có khả năng làm giãn mạch cũng như giảm sự căng thẳng trên mạch máu và động mạch, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch như đột quỵ và đau thắt cơ tim.
Có nhiều cách chế biến bí xanh, nhưng đa số những người giảm cân sẽ lựa chọn các luộc. Một số khác thì sẽ chọn xào hoặc nấu canh.
Người cầu kỳ hơn sẽ làm bí xanh nhồi thịt, món nào cũng ngon và không dễ ngán, rất dễ ăn trong mùa hè.