Theo bản tin từ Đài truyền hình Đài Bắc (Đài Loan) vào ngày 3/2/2011, vi khuẩn trong máy giặt nhiều gấp 530 lần so với bồn cầu. Hơn nữa, máy giặt được sử dụng mỗi ngày, sau một thời gian sử dụng sẽ tích lũy lại các sợi bông vải, không chỉ vậy cặn đọng lại từ bột giặt và nước xả cũng khiến máy giặt càng ngày càng bẩn hơn. Tình trạng ẩm ướt của máy giặt cũng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hình thành và phát triển.Nhiều nghiên cứu trước đó cũng cho thấy có sự gia tăng vi khuẩn trong vòng quay máy giặt, hàng triệu vi khuẩn ẩn chứa chỉ trong 2 muỗng nước giặt tẩy. Giặt ở nhiệt độ thấp tạo điều kiện tối ưu cho vi khuẩn sinh sản và phát triển, đặc biệt ở những vùng như ngăn đựng chất tẩy rửa.Các nhà khoa học trên thế giới ước tính rằng, trung bình có khoảng 0,1g (10.000 vi sinh vật) trong mỗi cặp quần lót “sạch”. Chu trình lây bệnh từ việc giặt tẩy không chỉ qua việc loại bỏ vi khuẩn trong quần áo mà còn qua lây nhiễm chéo. Vi khuẩn có thể bị lây từ quần lót bẩn, từ ga trải giường, từ tất, từ quần áo bảo hộ... Ngay cả máy giặt cũng tham gia vào quá trình lây bệnh chéo này.Nhiều cửa máy giặt để lâu ngày, xanh màu nấm mốc độc hại và vi khuẩn gây bệnh. Nước tích tụ phía sau vòng đệm, bình thường, người dùng sẽ không phát hiện được điều này, nhưng mỗi khi đóng, mở cửa máy giặt bạn có thể hít phải hàng chục nghìn bào tử nấm mốc độc hại, thường là loại nấm mốc Cladosporium. Ngoài việc nhiễm nấm mốc qua đường hô hấp, người dùng còn có thể bị bệnh qua da khi chạm tay vào cửa máy giặt sau đó không rửa tay.Hộp nước xả vải. Nước xả vải thường để lại dầu, silicone nằm lại trong máy giặt, là nguyên nhân làm cho máy giặt bẩn hơn, khiến cho vi khuẩn rình rập tìm cách tàn phá sức khỏe. Do vậy hộp chứa nước xả vải ở máy giặt là một trong những vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất.Một nghiên cứu do GS Charles Gerba thuộc ĐH Arizona (Mỹ) thực hiện, cho thấy 60% máy giặt bị nhiễm vi khuẩn dạng coli và trong số các dạng coli này thì E.coli chiếm 10%. Vào năm 2005, đại dịch E.coli ở Anh Quốc đã làm 150 người ngã bệnh và cướp đi mạng sống của một em bé đã khiến các cơ quan y tế phải truy tìm hành tung của con vi khuẩn đáng ghét này. Kết quả thật khó ngờ: Máy giặt lại là hang ổ của đám cơ hội E.coli.Để tiêu diệt các loại vi khuẩn và các vật chất dơ bẩn có trong máy giặt, các chuyên gia về vệ sinh y tế đề nghị nên giặt quần áo bằng nước nóng. Nên phân loại quần áo ra để giặt, như giặt riêng các loại “phụ tùng” và ngay sau đó nên xả lại bằng nước nóng và để cho máy giặt thật khô ráo. Cũng nên giặt các loại y phục “nhạy cảm” bằng thuốc tẩy. Phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời cũng là cách diệt khuẩn hiệu quả.
Theo bản tin từ Đài truyền hình Đài Bắc (Đài Loan) vào ngày 3/2/2011, vi khuẩn trong máy giặt nhiều gấp 530 lần so với bồn cầu. Hơn nữa, máy giặt được sử dụng mỗi ngày, sau một thời gian sử dụng sẽ tích lũy lại các sợi bông vải, không chỉ vậy cặn đọng lại từ bột giặt và nước xả cũng khiến máy giặt càng ngày càng bẩn hơn. Tình trạng ẩm ướt của máy giặt cũng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hình thành và phát triển.
Nhiều nghiên cứu trước đó cũng cho thấy có sự gia tăng vi khuẩn trong vòng quay máy giặt, hàng triệu vi khuẩn ẩn chứa chỉ trong 2 muỗng nước giặt tẩy. Giặt ở nhiệt độ thấp tạo điều kiện tối ưu cho vi khuẩn sinh sản và phát triển, đặc biệt ở những vùng như ngăn đựng chất tẩy rửa.
Các nhà khoa học trên thế giới ước tính rằng, trung bình có khoảng 0,1g (10.000 vi sinh vật) trong mỗi cặp quần lót “sạch”. Chu trình lây bệnh từ việc giặt tẩy không chỉ qua việc loại bỏ vi khuẩn trong quần áo mà còn qua lây nhiễm chéo. Vi khuẩn có thể bị lây từ quần lót bẩn, từ ga trải giường, từ tất, từ quần áo bảo hộ... Ngay cả máy giặt cũng tham gia vào quá trình lây bệnh chéo này.
Nhiều cửa máy giặt để lâu ngày, xanh màu nấm mốc độc hại và vi khuẩn gây bệnh. Nước tích tụ phía sau vòng đệm, bình thường, người dùng sẽ không phát hiện được điều này, nhưng mỗi khi đóng, mở cửa máy giặt bạn có thể hít phải hàng chục nghìn bào tử nấm mốc độc hại, thường là loại nấm mốc Cladosporium. Ngoài việc nhiễm nấm mốc qua đường hô hấp, người dùng còn có thể bị bệnh qua da khi chạm tay vào cửa máy giặt sau đó không rửa tay.
Hộp nước xả vải. Nước xả vải thường để lại dầu, silicone nằm lại trong máy giặt, là nguyên nhân làm cho máy giặt bẩn hơn, khiến cho vi khuẩn rình rập tìm cách tàn phá sức khỏe. Do vậy hộp chứa nước xả vải ở máy giặt là một trong những vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất.
Một nghiên cứu do GS Charles Gerba thuộc ĐH Arizona (Mỹ) thực hiện, cho thấy 60% máy giặt bị nhiễm vi khuẩn dạng coli và trong số các dạng coli này thì E.coli chiếm 10%. Vào năm 2005, đại dịch E.coli ở Anh Quốc đã làm 150 người ngã bệnh và cướp đi mạng sống của một em bé đã khiến các cơ quan y tế phải truy tìm hành tung của con vi khuẩn đáng ghét này. Kết quả thật khó ngờ: Máy giặt lại là hang ổ của đám cơ hội E.coli.
Để tiêu diệt các loại vi khuẩn và các vật chất dơ bẩn có trong máy giặt, các chuyên gia về vệ sinh y tế đề nghị nên giặt quần áo bằng nước nóng. Nên phân loại quần áo ra để giặt, như giặt riêng các loại “phụ tùng” và ngay sau đó nên xả lại bằng nước nóng và để cho máy giặt thật khô ráo. Cũng nên giặt các loại y phục “nhạy cảm” bằng thuốc tẩy. Phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời cũng là cách diệt khuẩn hiệu quả.