1. Rửa tay thường xuyên và giữ chúng không tiếp xúc với mặt. Rửa tay bằng xà phòng là tốt nhất. Các loại nước rửa tay diệt khuẩn không phải là ưu việt bởi khi tiêu diệt vi khuẩn nó cũng đồng thời làm cho da bạn bị kích ứng. Bạn hãy tránh bàn tay tiếp xúc với mặt, do bàn tay là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn và mặt tập trung cơ quan hô hấp nhiều nhất, nếu bạn đưa tay tiếp xúc mặt quá nhiều động nghĩa bạn đem vi rút vào cơ thể nhanh hơn. 2. Dùng chế phẩm sinh học probiotic mỗi ngày. Ngoài việc cải thiện tiêu hóa và sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, nó có thể bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa năm 2009 báo cáo, trẻ em hàng ngày uống probiotic trong sáu tháng giảm tỷ lệ nhiễm virus hơn số trẻ em không dùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để chắc chắn loại thuốc này phù hợp với cơ thể bạn. 3. Tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu xuất bản năm 2006 trên Tạp chí Y học Mỹ đã cho hai nhóm "thừa cân, béo phì, ít vận động, phụ nữ sau mãn kinh" tập thể dục vừa phải trong 45 phút một ngày, năm ngày một tuần trong một năm để so sánh với một nhóm khác không tập luyện. Vào ba tháng cuối cùng của nghiên cứu, những phụ nữ không tập thể dục đã được tìm thấy bị cảm lạnh nhiều hơn gấp ba lần những người luyện tập. 4. Tiêm phòng cúm. Có rất nhiều cuộc tranh luận về sự an toàn của tiêm phòng cúm, nhưng thực tế đó là một lựa chọn khôn ngoan cho những ai phải tiếp xúc với rất nhiều người. Một liều vắc xin phòng cúm đơn thuần là 1 loại protein nhằm giúp cơ thể có sức đề kháng và luyện tập chống chọi trước virus cúm. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). 5. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường. Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, ăn 100g đường cản trở đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó. 6. Không hút thuốc. Không ít người sau khi uống rượu mới phát hiện mình đã bị cảm, đây là do tác dụng đặc điểm của rượu dễ dẫn tới cảm cúm. Dưới sự kích thích của rượu, các mao mạch bị tắc nghẽn, khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên. Hơn nữa, hút thuốc lá gây ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, làm cho các mô trong miệng và phổi của bạn dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Nguy cơ bị cảm cúm, thời gian khỏi bệnh và triệu chứng của những người hút thuốc cũng cao và nặng hơn so với người không hút thuốc.
1. Rửa tay thường xuyên và giữ chúng không tiếp xúc với mặt. Rửa tay bằng xà phòng là tốt nhất. Các loại nước rửa tay diệt khuẩn không phải là ưu việt bởi khi tiêu diệt vi khuẩn nó cũng đồng thời làm cho da bạn bị kích ứng.
Bạn hãy tránh bàn tay tiếp xúc với mặt, do bàn tay là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn và mặt tập trung cơ quan hô hấp nhiều nhất, nếu bạn đưa tay tiếp xúc mặt quá nhiều động nghĩa bạn đem vi rút vào cơ thể nhanh hơn.
2. Dùng chế phẩm sinh học probiotic mỗi ngày. Ngoài việc cải thiện tiêu hóa và sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, nó có thể bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa năm 2009 báo cáo, trẻ em hàng ngày uống probiotic trong sáu tháng giảm tỷ lệ nhiễm virus hơn số trẻ em không dùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để chắc chắn loại thuốc này phù hợp với cơ thể bạn.
3. Tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu xuất bản năm 2006 trên Tạp chí Y học Mỹ đã cho hai nhóm "thừa cân, béo phì, ít vận động, phụ nữ sau mãn kinh" tập thể dục vừa phải trong 45 phút một ngày, năm ngày một tuần trong một năm để so sánh với một nhóm khác không tập luyện.
Vào ba tháng cuối cùng của nghiên cứu, những phụ nữ không tập thể dục đã được tìm thấy bị cảm lạnh nhiều hơn gấp ba lần những người luyện tập.
4. Tiêm phòng cúm. Có rất nhiều cuộc tranh luận về sự an toàn của tiêm phòng cúm, nhưng thực tế đó là một lựa chọn khôn ngoan cho những ai phải tiếp xúc với rất nhiều người. Một liều vắc xin phòng cúm đơn thuần là 1 loại protein nhằm giúp cơ thể có sức đề kháng và luyện tập chống chọi trước virus cúm. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).
5. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường. Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, ăn 100g đường cản trở đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó.
6. Không hút thuốc. Không ít người sau khi uống rượu mới phát hiện mình đã bị cảm, đây là do tác dụng đặc điểm của rượu dễ dẫn tới cảm cúm. Dưới sự kích thích của rượu, các mao mạch bị tắc nghẽn, khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên.
Hơn nữa, hút thuốc lá gây ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, làm cho các mô trong miệng và phổi của bạn dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Nguy cơ bị cảm cúm, thời gian khỏi bệnh và triệu chứng của những người hút thuốc cũng cao và nặng hơn so với người không hút thuốc.