Mất mạng vì tiết canh. Mới đây, ông Trần Văn T., một doanh nhân người Hà Nội, đi công tác đến Ninh Bình – đất của dê núi nên đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông T., tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác. Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông T. lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV bệnh Nhiệt đới TW cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T., bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông T mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó. Theo bật mí của một cựu chủ quán bán tiết canh dê thì, phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn. Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp phải vào viện cấp cứu vì nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh lợn. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt. Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn. Ăn gỏi sứa biển tươi coi chừng nguy hiểm đến tính mạng. Sứa biển là món ăn được người dân sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách vì sứa biển tươi dễ gây ngộ độc nguy hại đến tính mạng. Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống. Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách. Nguy hiểm rình rập khi ăn gỏi cá. Trứng giun sán lơn tơn trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua… rồi chui vào sâu vào thịt cá. Con người ăn cá, vào tới hệ tiêu hoá, ấu trùng “nở” thành giun sán và bắt đầu gây chuyện. Khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thuỷ sản, một số loài có thể gây chết người.Mặt khác, theo một đầu bếp chuyên nghiệp cho biết, dù cẩn trọng đến mấy, cũng khó tránh được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng giun, sán… từ dao, thớt, rau sống. Khi ăn các món không bảo đảm vệ sinh, nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng phải nhập viện điều trị, có trường hợp bị tử vong. Hàu sống. Theo Asia One, Cơ quan lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ đưa hàu sống vào trong danh sách những món ăn nguy hiểm. Nguy cơ khi ăn hàu sống là sốt, thương tổn da... Một nghiên cứu mới đây được đăng trên bản tin Eurosurveillance của Pháp cũng khẳng định, ăn nhiều con hàu sống có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột non do norovirus gây ra, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Mất mạng vì tiết canh. Mới đây, ông Trần Văn T., một doanh nhân người Hà Nội, đi công tác đến Ninh Bình – đất của dê núi nên đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông T., tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác. Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông T. lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV bệnh Nhiệt đới TW cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T., bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông T mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó. Theo bật mí của một cựu chủ quán bán tiết canh dê thì, phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn. Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp phải vào viện cấp cứu vì nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh lợn. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt. Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Ăn gỏi sứa biển tươi coi chừng nguy hiểm đến tính mạng. Sứa biển là món ăn được người dân sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách vì sứa biển tươi dễ gây ngộ độc nguy hại đến tính mạng.
Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống. Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.
Nguy hiểm rình rập khi ăn gỏi cá. Trứng giun sán lơn tơn trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua… rồi chui vào sâu vào thịt cá. Con người ăn cá, vào tới hệ tiêu hoá, ấu trùng “nở” thành giun sán và bắt đầu gây chuyện. Khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thuỷ sản, một số loài có thể gây chết người.
Mặt khác, theo một đầu bếp chuyên nghiệp cho biết, dù cẩn trọng đến mấy, cũng khó tránh được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng giun, sán… từ dao, thớt, rau sống. Khi ăn các món không bảo đảm vệ sinh, nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng phải nhập viện điều trị, có trường hợp bị tử vong.
Hàu sống. Theo Asia One, Cơ quan lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ đưa hàu sống vào trong danh sách những món ăn nguy hiểm. Nguy cơ khi ăn hàu sống là sốt, thương tổn da...
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên bản tin Eurosurveillance của Pháp cũng khẳng định, ăn nhiều con hàu sống có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột non do norovirus gây ra, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.