1. Rối loạn Đau mãn tính. Nếu như bạn đang chung sống với tình trạng đau mãn tính như lupus, viêm khớp thì tình trạng chán nản có thể là kết quả. Vòng luẩn quẩn thường gây ra khi bạn đau, trầm cảm, lại càng đau và càng trầm cảm. Một nghiên cứu tháng 12 vừa rồi ở 500 bệnh nhân ở trường Đại học Indiana đã kết luận, chứng trầm cảm xảy ra ở 50% người mắc những bệnh trên.
2. Testosterone thấp. Hoocmon sinh dục thấp có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, ham muốn tình dục giảm, cân nặng tăng, xương yếu, rụng tóc và cuối cùng gây trầm cảm. Song, y tế hiện đại có thể dùng liệu pháp thay thế hoocmon để làm giảm bớt các triệu chứng này.
3. Tuổi hưu trí. Nghỉ hưu có thể mở ra một chương mới thú vị nếu như bạn thực sự hứng thú. Song, nhiều người lớn tuổi bị trầm cảm một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu. Nghiên cứu cho thấy, trong tuổi nghỉ hưu khoảng 40 % trở nên trầm cảm lâm sàng, trong khi 60% rối loạn về thể chất.
4. Khởi phát của thời kỳ mãn kinh. Tiền mãn kinh dễ khiến bạn bốc hỏa, mất cân bằng tâm trạng và mất ngủ. Nghiên cứu năm 2006 của các nhà nghiên cứu Harvard về chu kỳ tâm trạng cho thấy 1 trong 6 phụ nữ không có tiền sử bệnh trầm cảm có những triệu chứng của bệnh này trong tiền mãn kinh.
5. Không đủ thời gian cho chính mình. Nếu đang nghẹt thở với nhiều vấn đề trong cuộc sống như gia đình, xã hội, nuôi dạy con cái thì tuổi trung niên có nguy cơ dễ trầm cảm hơn họ thời thanh xuân.
6. Hội chứng trống vắng. Sự chuyển tiếp như lật một trang sách sang trang mới ở thời kỳ mãn kinh có thể khiến cơ thể mất cân bằng, không điểm tựa và cô đơn. Thay vào đó, hãy dành thời gian này để làm mới mình, gặp những người bạn lâu năm, làm những việc còn dang dở sẽ khiến bạn thoát khỏi chứng trầm cảm.
7. Thiếu hụt vitamin B. Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi ở những người lớn tuổi. Khi chúng ta già đi, dịch tiết dạ dày cũng giảm và ăn uống kém khiến vitamin B nạp vào cơ thể ít hơn. Vitamin B1 là rất cần thiết để não bộ dễ dàng chuyển đổi glucose thành nhiên liệu. Nếu bộ não của bạn không có đủ, nó sẽ không tạo được năng lượng dẫn đến chứng lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ. Thiếu vitamin B5 cũng gây ra stress mãn tính và trầm cảm. Còn vitamin B6 lại rất cần thiết cho việc sản xuất serotonin và dopamine – giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn.
8. Đau buồn trước cái chết của cố nhân, tri kỷ. Đây là nguyên nhân mạnh mẽ khiến bạn trầm cảm. Nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ phát hiện ra rằng, 24% góa vợ sau 2 tháng lâm vào chứng trầm cảm, đặc biệt hơn, 13 tháng sau khi bạn đời từ biệt thì tỷ lệ trầm tăng đột biến.
9. Tuyến giáp. Tuyến giáp khi bị tổn thương sẽ không thể sản xuất đủ hoóc môn dẫn đến tình trạng suy giáp. Những người bị trầm cảm, có các biểu hiện kèm theo như thường xuyên thấy ớn lạnh và mệt mỏi mà không có nguyên nhân.
1. Rối loạn Đau mãn tính. Nếu như bạn đang chung sống với tình trạng đau mãn tính như lupus, viêm khớp thì tình trạng chán nản có thể là kết quả. Vòng luẩn quẩn thường gây ra khi bạn đau, trầm cảm, lại càng đau và càng trầm cảm. Một nghiên cứu tháng 12 vừa rồi ở 500 bệnh nhân ở trường Đại học Indiana đã kết luận, chứng trầm cảm xảy ra ở 50% người mắc những bệnh trên.
2. Testosterone thấp. Hoocmon sinh dục thấp có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, ham muốn tình dục giảm, cân nặng tăng, xương yếu, rụng tóc và cuối cùng gây trầm cảm. Song, y tế hiện đại có thể dùng liệu pháp thay thế hoocmon để làm giảm bớt các triệu chứng này.
3. Tuổi hưu trí. Nghỉ hưu có thể mở ra một chương mới thú vị nếu như bạn thực sự hứng thú. Song, nhiều người lớn tuổi bị trầm cảm một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu. Nghiên cứu cho thấy, trong tuổi nghỉ hưu khoảng 40 % trở nên trầm cảm lâm sàng, trong khi 60% rối loạn về thể chất.
4. Khởi phát của thời kỳ mãn kinh. Tiền mãn kinh dễ khiến bạn bốc hỏa, mất cân bằng tâm trạng và mất ngủ. Nghiên cứu năm 2006 của các nhà nghiên cứu Harvard về chu kỳ tâm trạng cho thấy 1 trong 6 phụ nữ không có tiền sử bệnh trầm cảm có những triệu chứng của bệnh này trong tiền mãn kinh.
5. Không đủ thời gian cho chính mình. Nếu đang nghẹt thở với nhiều vấn đề trong cuộc sống như gia đình, xã hội, nuôi dạy con cái thì tuổi trung niên có nguy cơ dễ trầm cảm hơn họ thời thanh xuân.
6. Hội chứng trống vắng. Sự chuyển tiếp như lật một trang sách sang trang mới ở thời kỳ mãn kinh có thể khiến cơ thể mất cân bằng, không điểm tựa và cô đơn. Thay vào đó, hãy dành thời gian này để làm mới mình, gặp những người bạn lâu năm, làm những việc còn dang dở sẽ khiến bạn thoát khỏi chứng trầm cảm.
7. Thiếu hụt vitamin B. Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi ở những người lớn tuổi. Khi chúng ta già đi, dịch tiết dạ dày cũng giảm và ăn uống kém khiến vitamin B nạp vào cơ thể ít hơn. Vitamin B1 là rất cần thiết để não bộ dễ dàng chuyển đổi glucose thành nhiên liệu. Nếu bộ não của bạn không có đủ, nó sẽ không tạo được năng lượng dẫn đến chứng lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ. Thiếu vitamin B5 cũng gây ra stress mãn tính và trầm cảm. Còn vitamin B6 lại rất cần thiết cho việc sản xuất serotonin và dopamine – giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn.
8. Đau buồn trước cái chết của cố nhân, tri kỷ. Đây là nguyên nhân mạnh mẽ khiến bạn trầm cảm. Nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ phát hiện ra rằng, 24% góa vợ sau 2 tháng lâm vào chứng trầm cảm, đặc biệt hơn, 13 tháng sau khi bạn đời từ biệt thì tỷ lệ trầm tăng đột biến.
9. Tuyến giáp. Tuyến giáp khi bị tổn thương sẽ không thể sản xuất đủ hoóc môn dẫn đến tình trạng suy giáp. Những người bị trầm cảm, có các biểu hiện kèm theo như thường xuyên thấy ớn lạnh và mệt mỏi mà không có nguyên nhân.