Cách đây không lâu (1/9), dư luận bàng hoàng, đau xót khi phát hiện thi thể chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) mang bầu ba tháng cùng đứa con thơ vô tội dính chặt vào nhau. Được biết, chị Mai quyết định gieo mình xuống dòng nước xiết do bế tắc trong cuộc sống gia đình.Khi dư luận chưa tạm lắng, ngày 10/9, thi thể ca sĩ Hồ Duy Minh nổi danh với những ca khúc như: Anh thích em như xưa, Vợ bé, Hãy xem như là giấc mơ…tiếp tục được tìm thấy nghi nhảy sông tự vẫn tại cầu Cháy (Phú Đông, Nhơn Trạch).Có nhiều biểu hiện của người có ý định quyên sinh song hầu hết thường có biểu như nói nhiều về cái chết. Trong câu chuyện của họ thường ám chỉ xa xôi về sự kết thúc. Cùng với vẻ mặt buồn rầu dễ thấy, họ có thể hỏi bạn những câu tương tự như “Nếu tôi không còn nữa…”, “Với tôi chẳng còn gì quan trọng nữa”. Tìm hiểu về cách tự tử “an toàn”. Có thể họ không tiết lộ song nếu chú ý quan sát, bạn dễ nhận thấy các biểu hiện lạ như chuẩn bị dao, thuốc ngủ, dây hoặc lân la đến các vùng nguy hiểm như bờ sông, cầu, nhà cao tầng…Không thiết sống. Những người có ý định tự tử thường mất niềm tin vào cuộc sống, thờ ơ với sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xung quanh. Điều này dễ nhận thấy từ dòng trạng thái trên các trang xã hội cá nhân, thư từ, tin nhắn…Căm ghét bản thân. Bên cạnh việc mất niềm tin vào cuộc sống, ý định tử tự đôi khi bắt nguồn từ việc bất mãn về bản thân. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến người xung quanh khi họ tỏ ra bất cần, thường xuyên nói câu cửa miệng “nếu như không có tôi, cuộc sống của anh sẽ tốt hơn nhiều”.
Chuẩn bị hậu sự. Nhiều người nhận thức sự ra đi của mình là mất mát lớn cho người thân. Chính vì vậy, trước khi ra đi, họ quan tâm đến việc lập di chúc, âm thầm định đoạt việc chia tài sản do mình sở hữu. Thăm nom người thân. Giống như một chuyến đi xa, người có ý định tự tử muốn lưu lại hình ảnh những người thân xung quanh bằng cách viếng thăm họ. Cũng có thể, họ bất ngờ gọi điện hoặc nói lời gửi gắm ám chỉ sự chia ly. Tự cô lập mình. Trong thời gian bế tắc, người có ý định tự tử thường sống khép mình, cô lập bản thân với những hoạt động bên ngoài. Đáng tiếc, hành động này càng đẩy họ xa rời thực tế, khó tìm được sự sẻ chia từ người thân.Trở nên bình tĩnh sau thời gian hoảng loạn. Nhiều người nhầm tưởng việc thay đổi từ trạng thái khủng hoảng kéo dài sang điềm tĩnh, thoải mái là dấu hiệu cho thấy họ đã bình phục sau cú sốc. Thực chất, không ít người có cảm giác này vì họ sẵn sàng cho sự ra đi và đang bình thản chờ đợi cơ hội để thực hiện. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, thay vì đôi co, tìm cách giáo huấn, bạn hãy học cách lắng nghe những tâm sự, uẩn khúc của họ. Tạo niềm tin, hy vọng cho họ để họ nhận ra rằng căng thẳng, trầm cảm chỉ là tạm thời, xung quanh họ còn nhiều sự giúp đỡ, còn nhiều người thân, nhiều việc quan trọng với họ, và cuộc sống của họ rất có ý nghĩa. uan trọng nhất, hãy hướng họ đến cách giải quyết triệt để vấn đề đang bế tắc bằng cách tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè xung quanh.
Cách đây không lâu (1/9), dư luận bàng hoàng, đau xót khi phát hiện thi thể chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) mang bầu ba tháng cùng đứa con thơ vô tội dính chặt vào nhau. Được biết, chị Mai quyết định gieo mình xuống dòng nước xiết do bế tắc trong cuộc sống gia đình.
Khi dư luận chưa tạm lắng, ngày 10/9, thi thể ca sĩ Hồ Duy Minh nổi danh với những ca khúc như: Anh thích em như xưa, Vợ bé, Hãy xem như là giấc mơ…tiếp tục được tìm thấy nghi nhảy sông tự vẫn tại cầu Cháy (Phú Đông, Nhơn Trạch).
Có nhiều biểu hiện của người có ý định quyên sinh song hầu hết thường có biểu như nói nhiều về cái chết. Trong câu chuyện của họ thường ám chỉ xa xôi về sự kết thúc. Cùng với vẻ mặt buồn rầu dễ thấy, họ có thể hỏi bạn những câu tương tự như “Nếu tôi không còn nữa…”, “Với tôi chẳng còn gì quan trọng nữa”.
Tìm hiểu về cách tự tử “an toàn”. Có thể họ không tiết lộ song nếu chú ý quan sát, bạn dễ nhận thấy các biểu hiện lạ như chuẩn bị dao, thuốc ngủ, dây hoặc lân la đến các vùng nguy hiểm như bờ sông, cầu, nhà cao tầng…
Không thiết sống. Những người có ý định tự tử thường mất niềm tin vào cuộc sống, thờ ơ với sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xung quanh. Điều này dễ nhận thấy từ dòng trạng thái trên các trang xã hội cá nhân, thư từ, tin nhắn…
Căm ghét bản thân. Bên cạnh việc mất niềm tin vào cuộc sống, ý định tử tự đôi khi bắt nguồn từ việc bất mãn về bản thân. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến người xung quanh khi họ tỏ ra bất cần, thường xuyên nói câu cửa miệng “nếu như không có tôi, cuộc sống của anh sẽ tốt hơn nhiều”.
Chuẩn bị hậu sự. Nhiều người nhận thức sự ra đi của mình là mất mát lớn cho người thân. Chính vì vậy, trước khi ra đi, họ quan tâm đến việc lập di chúc, âm thầm định đoạt việc chia tài sản do mình sở hữu.
Thăm nom người thân. Giống như một chuyến đi xa, người có ý định tự tử muốn lưu lại hình ảnh những người thân xung quanh bằng cách viếng thăm họ. Cũng có thể, họ bất ngờ gọi điện hoặc nói lời gửi gắm ám chỉ sự chia ly.
Tự cô lập mình. Trong thời gian bế tắc, người có ý định tự tử thường sống khép mình, cô lập bản thân với những hoạt động bên ngoài. Đáng tiếc, hành động này càng đẩy họ xa rời thực tế, khó tìm được sự sẻ chia từ người thân.
Trở nên bình tĩnh sau thời gian hoảng loạn. Nhiều người nhầm tưởng việc thay đổi từ trạng thái khủng hoảng kéo dài sang điềm tĩnh, thoải mái là dấu hiệu cho thấy họ đã bình phục sau cú sốc. Thực chất, không ít người có cảm giác này vì họ sẵn sàng cho sự ra đi và đang bình thản chờ đợi cơ hội để thực hiện.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, thay vì đôi co, tìm cách giáo huấn, bạn hãy học cách lắng nghe những tâm sự, uẩn khúc của họ. Tạo niềm tin, hy vọng cho họ để họ nhận ra rằng căng thẳng, trầm cảm chỉ là tạm thời, xung quanh họ còn nhiều sự giúp đỡ, còn nhiều người thân, nhiều việc quan trọng với họ, và cuộc sống của họ rất có ý nghĩa. uan trọng nhất, hãy hướng họ đến cách giải quyết triệt để vấn đề đang bế tắc bằng cách tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè xung quanh.