Cô Thea Wilson ở Burwarton, Shropshire (37 tuổi) hoảng hốt tỉnh dậy và thấy cơ thể bị bầm những vết lớn. Điều lạ là, đêm hôm trước cô rất tỉnh ráo và không hề va chạm vào đâu cả.Sau vài ngày vết thâm không hề tan, cô đã đến gặp bác sỹ gia đình và ông ấy chẩn đoán Wilson bị rối loạn tiêu hóa. May mắn là, bác sỹ gia đình không chắc chắn nên đã khuyên cô đến bệnh viện bệnh viện Hoàng gia Shrewsbury để xét nghiệm tủy xương.Xét nghiệm cho thấy, số lượng tiểu cầu của cô chỉ có 9, trong khi những người bình thường có từ 140-400. Kết quả là cô Wilson đã được thông báo, mắc bệnh ung thư bạch cầu dạng hiếm.Wilson cho hay: "Việc phát hiện ung thư khiến tôi bị sốc. Tôi rất lo lắng và đất trời như sụp đổ dưới chân".Bệnh ung thư hiếm này có tên Promyelocytic bạch cầu (APML) chỉ chiếm 10-15% các bệnh máu trắng. Các tế bào myelocytic trong cơ thể đảm nhiệm chức năng như chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể chống lại ký sinh trùng và ngăn ngừa lây lan tổn thương mô.Tuy nhiên, sự thay đổi trong một nhiễm sắc thể khiến cho các tế bào myelocytic không thể trưởng thành. Nó có thể tụ hợp các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và gây trở ngại cho việc sản xuất tế bào máu bình thường.Sau đó, cô Wilson được cho vào phòng cách li để hóa xạ trị chuyên sâu. Sau 6 tháng điều trị, bệnh ung thư đã thuyên giảm. Bây giờ, cô sẽ phải kiểm tra sức khỏe 12 tuần/lần trong 3 năm liên tiếp để bác sỹ có thể theo dõi lượng bạch cầu.Để ăn mừng sức khỏe đã trở lại, sau khi ra việnWilson thiết lập một cuộc sống lành mạnh, sống có ý nghĩa hơn bằng việc quyên tiền cho Văn phòng Huyết học Hoàng gia Shrewsbury, nơi đã cung cấp máu để cứu sống cô.
Cô Thea Wilson ở Burwarton, Shropshire (37 tuổi) hoảng hốt tỉnh dậy và thấy cơ thể bị bầm những vết lớn. Điều lạ là, đêm hôm trước cô rất tỉnh ráo và không hề va chạm vào đâu cả.
Sau vài ngày vết thâm không hề tan, cô đã đến gặp bác sỹ gia đình và ông ấy chẩn đoán Wilson bị rối loạn tiêu hóa. May mắn là, bác sỹ gia đình không chắc chắn nên đã khuyên cô đến bệnh viện bệnh viện Hoàng gia Shrewsbury để xét nghiệm tủy xương.
Xét nghiệm cho thấy, số lượng tiểu cầu của cô chỉ có 9, trong khi những người bình thường có từ 140-400. Kết quả là cô Wilson đã được thông báo, mắc bệnh ung thư bạch cầu dạng hiếm.
Wilson cho hay: "Việc phát hiện ung thư khiến tôi bị sốc. Tôi rất lo lắng và đất trời như sụp đổ dưới chân".
Bệnh ung thư hiếm này có tên Promyelocytic bạch cầu (APML) chỉ chiếm 10-15% các bệnh máu trắng. Các tế bào myelocytic trong cơ thể đảm nhiệm chức năng như chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể chống lại ký sinh trùng và ngăn ngừa lây lan tổn thương mô.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong một nhiễm sắc thể khiến cho các tế bào myelocytic không thể trưởng thành. Nó có thể tụ hợp các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và gây trở ngại cho việc sản xuất tế bào máu bình thường.
Sau đó, cô Wilson được cho vào phòng cách li để hóa xạ trị chuyên sâu. Sau 6 tháng điều trị, bệnh ung thư đã thuyên giảm. Bây giờ, cô sẽ phải kiểm tra sức khỏe 12 tuần/lần trong 3 năm liên tiếp để bác sỹ có thể theo dõi lượng bạch cầu.
Để ăn mừng sức khỏe đã trở lại, sau khi ra việnWilson thiết lập một cuộc sống lành mạnh, sống có ý nghĩa hơn bằng việc quyên tiền cho Văn phòng Huyết học Hoàng gia Shrewsbury, nơi đã cung cấp máu để cứu sống cô.