Mới đây, thông tin hãng Starbucks (Trung Quốc) đã thừa nhận sử dụng chất Azodicarbonamide - một loại hóa chất thường được dùng làm đế giày và thảm tập yoga, để làm phụ gia trong các sản phẩm bánh mì, khiến dư luận và những tín đồ của các món đồ ăn nhanh rúng động.
Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm thì nhiều tài liệu thông tin quốc tế đã phân tích và chỉ ra rằng Azodicarbonamide có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở một số người.
Hóa chất trên khi được sử dụng làm phụ gia trong bánh mì, có thể hủy diệt các loại vitamin có trong bột mì, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ can xi của con người và có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể, dẫn đến ung thư.
|
Ảnh minh họa. |
Còn trong báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 1999 cho biết chất azodicarbonamide có thể gây hen suyễn. Loại hóa chất này đang bị nhiều nước trên thế giới như Singapore, Australia, Nhật Bản và cả châu Âu cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Azodicarbonamide thường được sử dụng trong việc sản xuất nhựa bọt, đế giày và thảm tập yoga… trong sản xuất nhựa và cao su, nước xả vải, đặc biệt là trong giày dép cao su.
|
Ảnh minh họa. |
Không chỉ vậy hóa chất trên cũng được sử dụng như một loại phụ gia thực phẩm ở một số quốc gia nhưng hàm lượng azodicarbonamide được sử dụng trong thực phẩm không được quá 0,0045% mỗi kg.
Việc hãng Starbucks Trung Quốc sử dụng Azodicarbonamide để làm phụ gia trong việc sản xuất bánh mì vì hóa chất này có tác dụng giúp tẩy trắng bột mì và tăng độ mềm, xốp cho bột, và làm chắc bột nhào. Azodicarbonamide còn giúp tăng cường kết cấu của bánh mì giúp bánh mì mềm hơn.
Tháng 6 năm 2013 của hàng starbucks Hồng Kông từng bị tố lấy nước trong toilet để pha cà phê cho khách. Mặc dù đại diện của hàng trên đã lên tiếng thanh minh và khẳng định rằng nước mà họ sử dụng là nước sạch được lọc qua hệ thống tiêu chuẩn và được đặt trong toilet do diện tích chật. Tuy nhiên, Phó Giáo sư Benjamin Cowling, Trường y tế công cộng thuộc Đại học Hong Kong khẳng định hệ thống lọc nước trong nhà vệ sinh nói trên có thể loại trừ vi khuẩn nhưng khả năng để lọt các loại vi rút vốn có kích thước siêu nhỏ khác là rất cao. Hơn nữa, việc nhân viên cửa hàng thường xuyên ra vào toilet, họ có thể mang theo các mầm bệnh tiềm ẩn từ nhà vệ sinh vào khu vực pha chế. Và mầm bệnh đó sẽ lây lan cho khách hàng.