Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm từ lâu đã được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo. Tuy nhiên, rất nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng vấn đề này. Mới đây nhất là hình ảnh Kiến Thức ghi lại được tại một điểm chuyên giết mổ vịt, tại khu vực gần đường Đại lộ Thăng Long. Các hộ kinh doanh ở đây dùng những gói bột màu, nhằm mục đích hãm được nhiều tiết canh vịt hơn và giúp cho tiết không bị đông. Với số lượng các gói bột như hình ảnh Kiến Thức đã ghi lại được, không biết có bao nhiêu người đã ăn phải loại tiết canh này. Những gói tiết canh được pha sẵn, nếu người mua vịt không có nhu cầu sử dụng, họ sẽ giao cho những quán vịt nhằm kiếm thêm thu nhập. Không chỉ một địa điểm sử dụng loại bột này, mà rất nhiều điểm khác cũng coi đây là "bảo bối" làm hàng. Tiết canh sau khi cắt tiết được đóng vào những túi bóng và để ở những nơi đầu vi khuẩn có thể thâm nhập. Thậm chí là ở ngay cả những rãnh nước chảy, ruồi nhặng bu đầy xung quanh. Một số điểm khác thì cắt và hãm tiết canh vào cả những chiếc chậu to như thế này. Tiết mới, tiết cũ lẫn lộn... Ngoài ra, các quy trình giết mổ cũng vô cùng mất vệ sinh, khi lòng, mề, tim gan được rửa chung cùng một chậu đỏ lòm. Những chậu nước như thế này được tái sử dụng đi, sử dụng lại rất nhiều lần.
* Kỳ tới: Bột "lạ" dùng hãm tiết canh vịt là gì?
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm từ lâu đã được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo. Tuy nhiên, rất nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng vấn đề này. Mới đây nhất là hình ảnh Kiến Thức ghi lại được tại một điểm chuyên giết mổ vịt, tại khu vực gần đường Đại lộ Thăng Long.
Các hộ kinh doanh ở đây dùng những gói bột màu, nhằm mục đích hãm được nhiều tiết canh vịt hơn và giúp cho tiết không bị đông.
Với số lượng các gói bột như hình ảnh Kiến Thức đã ghi lại được, không biết có bao nhiêu người đã ăn phải loại tiết canh này.
Những gói tiết canh được pha sẵn, nếu người mua vịt không có nhu cầu sử dụng, họ sẽ giao cho những quán vịt nhằm kiếm thêm thu nhập.
Không chỉ một địa điểm sử dụng loại bột này, mà rất nhiều điểm khác cũng coi đây là "bảo bối" làm hàng.
Tiết canh sau khi cắt tiết được đóng vào những túi bóng và để ở những nơi đầu vi khuẩn có thể thâm nhập.
Thậm chí là ở ngay cả những rãnh nước chảy, ruồi nhặng bu đầy xung quanh.
Một số điểm khác thì cắt và hãm tiết canh vào cả những chiếc chậu to như thế này.
Tiết mới, tiết cũ lẫn lộn...
Ngoài ra, các quy trình giết mổ cũng vô cùng mất vệ sinh, khi lòng, mề, tim gan được rửa chung cùng một chậu đỏ lòm.
Những chậu nước như thế này được tái sử dụng đi, sử dụng lại rất nhiều lần.
* Kỳ tới: Bột "lạ" dùng hãm tiết canh vịt là gì?