Không lau khô người sau khi tắm: thói quen này có thể khiến nước đọng ở một số khu vực như dưới ngực, dưới lớp mỡ bụng hoặc kẽ chân. Không khí thường khó lưu thông tới các khu vực này nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, kết hợp với mồ hôi, gây cảm giác và mùi khó chịu. Thích ăn cay: Quá trình tiêu hóa đồ ăn cay sẽ sản sinh ra một số loại khí chứa sulfur, gây mùi khó chịu. Hầu hết các sản phẩm phụ được chuyển hóa trong ruột và gan nhưng còn một số loại như hợp chất allyl methyl sulfide được thẩm thấu vào mạch máu rồi giải phóng qua phổi và lỗ chân lông. Do vậy, dù bạn đánh răng hay súc miêng kỹ thì hơi thở của bạn vẫn có mùi hôi. Không chải lưỡi khi đánh răng: Lưỡi được bao phủ bởi hàng ngàn các gai vị giác khiến vụn thức ăn dễ bị mắc lại ở đó. Bởi vậy, ngay cả khi bạn chải răng và làm sạch kẽ răng thường xuyên, những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở lưỡi vẫn có thể thu hút vi khuẩn và sản sinh khí hydrogen sulfide, khiến hơi thở có mùi hôi. Căng thẳng: Cơ thể người rất thông minh. Cơ chế phản ứng chống hoặc chạy khi căng thẳng thường làm tăng lượng mồ hôi tiết ra, khiến vùng dưới cánh tay có mùi khó chịu. Ăn nhiều chất xơ: Những loại thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt và hạt đậu tạo ra nhiều khí gas hơn. Đây là loại chất xơ hòa tan, không tiêu hóa cho tới khi xuống tới ruột già. Tại đây, các vi khuẩn có lợi sẽ bẻ gãy liên kết của nó, làm sản sinh khí hydrogen (H2), carbon dioxide (CO2) và khí methane. Cuối cùng, những loại khí nặng mùi này phải tìm cách thoát ra khỏi cơ thể, thường là ở dạng đầy hơi. Ngáy ngủ: Mở miệng khi ngủ sẽ làm khoang miệng bị khô, tạo điều kiện cho các tế bào chết tích lũy lại và mục rữa ở lưỡi, lợi và hốc má. Điều này khiến hơi thở có mùi hôi vào buổi sáng. Ăn quá nhanh: Nhai đồ ăn quá nhanh và uống nước bằng ống hút có thể khiến bạn hít quá nhiều không khí. Cơ thể sau đó buộc phải giải phóng lượng không khí này ra ngoài bằng cách tạo ra các đợt ợ. Luồng không khí thoát ra lúc này mang theo khí nitrogen, oxygen, và carbon dioxide từ dạ dày. Lạm dụng chất khử mùi: Chất khử mùi chỉ có tác dụng hạn chế mùi hôi cơ thể tạm thời và không thể ngăn cơ thể đổ mồ hôi. Nên sử dụng các loại chất khửi mùi chứa antiperspirant (chất chống chảy nhiều mồ hôi). Da đầu có nhiều vảy gàu: Nhiều người quan niệm rằng gàu xuất hiện khi da đầu bị khô nên hạn chế gội đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, da đầu nhiều dầu mới thực sự tạo điều kiện cho gàu phát triển, tạo mùi hôi trên tóc. Dùng thuốc: Có tới hàng trăm loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn dùng để điều trị các chứng dị ứng, huyết áp cao, trầm cảm… có thể gây khô miệng – một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Những loại thuốc này còn có thể ức chế hoạt động của acetylcholine, một loại hóa chất trong não bộ truyền tín hiệu hoạt động tới tuyến nước bọt. “Ngày đèn đỏ”: Nhiệt độ cơ thể tăng khi phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Chất nhờn âm đạo trong những ngày này cũng tiết ra nhiều hơn, dễ gây mùi khó chịu. Chế độ ăn hạn chế carbohydrate: Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, khi tiêu thụ quá ít carbohydrate, cơ thể bắt đầu đốt cháy lượng mỡ tích trữ để lấy năng lượng. Quá trình này làm giải phóng các phân tử ketone vào mạch máu, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi. Một số người mô tả mùi này giống như sơn móng tay pha với dứa chin quá. Mặc vải sợi nhân tạo khi tập luyện: Các loại quần áo bó sát từ sợi tổng hợp như spandex có thể khiến mồ hôi bị tích trữ trong cơ thể, gây ra mùi khó chịu. Nhai kẹo cao su: Cơ thể không hoàn toàn tiêu hóa các loại chất làm ngọt với hàm lượng calorie thấp như sorbitol trong các loại cao su không đường. Khi vi khuẩn trong ruột già bắt đầu bẻ gãy liên kết của chất này, nó có thể tạo ra khí gây mùi và thậm chí gây bệnh tiêu chảy. Dị ứng: Dịch mũi chảy từ xoang về cổ họng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Ngoài ra, khi ngạt mũi, việc thở bằng miệng cũng dễ làm khoang miệng bị khô, ngăn nước bọt giữ ẩm và làm sạch các mảng bám thức ăn trong khoang miệng. Tế bào chết sẽ tích lũy lại trên lưỡi, lợi và hốc má. Khi các tế bào này phân hủy, chúng sẽ gây ra mùi hôi. Thường xuyên đi giày: Đôi giày với không gian khép kín, ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mang lại mùi hôi khó chịu ở chân. Lười chăm sóc bàn chân: Khi không tẩy da chết, các vết chai trên bàn chân có thể trở thành môi trường sống thuận lợi cho brevibacterium, một loại vi khuẩn dùng để lên men pho-mát. Khi loại vi khuẩn này bẻ gãy liên kết protein trong vùng da bị chai, amino axit giàu sulfur sẽ được giải phóng, kèm theo đó là mùi hôi. Ợ nóng: Khi bị trào ngược dạ dày- thực quản, axit dạ dày cùng mật trào vào thực quản, gây ra tình trạng ợ nóng, đồng thời giải phóng một malodor có mùi khó chịu. Lười ăn sữa chua: Sữa chua là một nguồn dồi dào các loại khuẩn có lợi, giúp bẻ gã liên kết các carbohydrate chưa được tiêu hóa trong ruột trước khi chúng gây đầy hơi. Không thay áo ngực mỗi ngày: Do bao quanh khu vực có nhiều mồ hôi như lưng, vùng dưới cánh tay, ngực nên chiếc áo ngực nếu không được giặt giũ thường xuyên sẽ bị ám mùi sau nhiều lần mặc.
Không lau khô người sau khi tắm: thói quen này có thể khiến nước đọng ở một số khu vực như dưới ngực, dưới lớp mỡ bụng hoặc kẽ chân. Không khí thường khó lưu thông tới các khu vực này nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, kết hợp với mồ hôi, gây cảm giác và mùi khó chịu.
Thích ăn cay: Quá trình tiêu hóa đồ ăn cay sẽ sản sinh ra một số loại khí chứa sulfur, gây mùi khó chịu. Hầu hết các sản phẩm phụ được chuyển hóa trong ruột và gan nhưng còn một số loại như hợp chất allyl methyl sulfide được thẩm thấu vào mạch máu rồi giải phóng qua phổi và lỗ chân lông. Do vậy, dù bạn đánh răng hay súc miêng kỹ thì hơi thở của bạn vẫn có mùi hôi.
Không chải lưỡi khi đánh răng: Lưỡi được bao phủ bởi hàng ngàn các gai vị giác khiến vụn thức ăn dễ bị mắc lại ở đó. Bởi vậy, ngay cả khi bạn chải răng và làm sạch kẽ răng thường xuyên, những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở lưỡi vẫn có thể thu hút vi khuẩn và sản sinh khí hydrogen sulfide, khiến hơi thở có mùi hôi.
Căng thẳng: Cơ thể người rất thông minh. Cơ chế phản ứng chống hoặc chạy khi căng thẳng thường làm tăng lượng mồ hôi tiết ra, khiến vùng dưới cánh tay có mùi khó chịu.
Ăn nhiều chất xơ: Những loại thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt và hạt đậu tạo ra nhiều khí gas hơn. Đây là loại chất xơ hòa tan, không tiêu hóa cho tới khi xuống tới ruột già. Tại đây, các vi khuẩn có lợi sẽ bẻ gãy liên kết của nó, làm sản sinh khí hydrogen (H2), carbon dioxide (CO2) và khí methane. Cuối cùng, những loại khí nặng mùi này phải tìm cách thoát ra khỏi cơ thể, thường là ở dạng đầy hơi.
Ngáy ngủ: Mở miệng khi ngủ sẽ làm khoang miệng bị khô, tạo điều kiện cho các tế bào chết tích lũy lại và mục rữa ở lưỡi, lợi và hốc má. Điều này khiến hơi thở có mùi hôi vào buổi sáng.
Ăn quá nhanh: Nhai đồ ăn quá nhanh và uống nước bằng ống hút có thể khiến bạn hít quá nhiều không khí. Cơ thể sau đó buộc phải giải phóng lượng không khí này ra ngoài bằng cách tạo ra các đợt ợ. Luồng không khí thoát ra lúc này mang theo khí nitrogen, oxygen, và carbon dioxide từ dạ dày.
Lạm dụng chất khử mùi: Chất khử mùi chỉ có tác dụng hạn chế mùi hôi cơ thể tạm thời và không thể ngăn cơ thể đổ mồ hôi. Nên sử dụng các loại chất khửi mùi chứa antiperspirant (chất chống chảy nhiều mồ hôi).
Da đầu có nhiều vảy gàu: Nhiều người quan niệm rằng gàu xuất hiện khi da đầu bị khô nên hạn chế gội đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, da đầu nhiều dầu mới thực sự tạo điều kiện cho gàu phát triển, tạo mùi hôi trên tóc.
Dùng thuốc: Có tới hàng trăm loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn dùng để điều trị các chứng dị ứng, huyết áp cao, trầm cảm… có thể gây khô miệng – một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Những loại thuốc này còn có thể ức chế hoạt động của acetylcholine, một loại hóa chất trong não bộ truyền tín hiệu hoạt động tới tuyến nước bọt.
“Ngày đèn đỏ”: Nhiệt độ cơ thể tăng khi phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Chất nhờn âm đạo trong những ngày này cũng tiết ra nhiều hơn, dễ gây mùi khó chịu.
Chế độ ăn hạn chế carbohydrate: Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, khi tiêu thụ quá ít carbohydrate, cơ thể bắt đầu đốt cháy lượng mỡ tích trữ để lấy năng lượng. Quá trình này làm giải phóng các phân tử ketone vào mạch máu, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi. Một số người mô tả mùi này giống như sơn móng tay pha với dứa chin quá.
Mặc vải sợi nhân tạo khi tập luyện: Các loại quần áo bó sát từ sợi tổng hợp như spandex có thể khiến mồ hôi bị tích trữ trong cơ thể, gây ra mùi khó chịu.
Nhai kẹo cao su: Cơ thể không hoàn toàn tiêu hóa các loại chất làm ngọt với hàm lượng calorie thấp như sorbitol trong các loại cao su không đường. Khi vi khuẩn trong ruột già bắt đầu bẻ gãy liên kết của chất này, nó có thể tạo ra khí gây mùi và thậm chí gây bệnh tiêu chảy.
Dị ứng: Dịch mũi chảy từ xoang về cổ họng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Ngoài ra, khi ngạt mũi, việc thở bằng miệng cũng dễ làm khoang miệng bị khô, ngăn nước bọt giữ ẩm và làm sạch các mảng bám thức ăn trong khoang miệng. Tế bào chết sẽ tích lũy lại trên lưỡi, lợi và hốc má. Khi các tế bào này phân hủy, chúng sẽ gây ra mùi hôi.
Thường xuyên đi giày: Đôi giày với không gian khép kín, ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mang lại mùi hôi khó chịu ở chân.
Lười chăm sóc bàn chân: Khi không tẩy da chết, các vết chai trên bàn chân có thể trở thành môi trường sống thuận lợi cho brevibacterium, một loại vi khuẩn dùng để lên men pho-mát. Khi loại vi khuẩn này bẻ gãy liên kết protein trong vùng da bị chai, amino axit giàu sulfur sẽ được giải phóng, kèm theo đó là mùi hôi.
Ợ nóng: Khi bị trào ngược dạ dày- thực quản, axit dạ dày cùng mật trào vào thực quản, gây ra tình trạng ợ nóng, đồng thời giải phóng một malodor có mùi khó chịu.
Lười ăn sữa chua: Sữa chua là một nguồn dồi dào các loại khuẩn có lợi, giúp bẻ gã liên kết các carbohydrate chưa được tiêu hóa trong ruột trước khi chúng gây đầy hơi.
Không thay áo ngực mỗi ngày: Do bao quanh khu vực có nhiều mồ hôi như lưng, vùng dưới cánh tay, ngực nên chiếc áo ngực nếu không được giặt giũ thường xuyên sẽ bị ám mùi sau nhiều lần mặc.