1. Ít ăn mặn là không bị sỏi. Sỏi tiết niệu có thể hình thành nếu bạn ăn quá mặn, tuy nhiên, nguyên nhân bệnh còn đến từ thói quen uống ít nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu bệnh nhân không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn. 2. Chỉ cần tán sỏi là đã khỏi bệnh. Phương pháp tán sỏi chỉ giúp đánh tan những viên sỏi lớn chứ không thể ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Theo thống kê có đến khoảng một nửa số bệnh nhân phát hiện tái phát sỏi sau điều trị. Vì vậy, bệnh nhân phải phòng ngừa, tránh tái phát bằng cách thay đổi cách sống và thực đơn ăn uống của mình như ăn ít dầu mỡ, ít muối, uống 2 lít nước/ngày và thường xuyên tập thể dục. Ảnh: Wabbacsy.3. Không ăn thực phẩm chứa canxi sẽ giảm nguy cơ sỏi thận. Có thể việc hiểu nhầm này bắt nguồn từ việc sỏi thận hình thành do canxi. Thực tế, một chế độ ăn uống canxi bình thường có thể làm giảm hình thành sỏi thận. Do bởi canxi trong ruột sẽ liên kết với oxalate ngăn cho nó không hấp thụ vào máu và bài tiết ra ngoài đường ống niệu. Do vậy, không cần phải tránh các sản phẩm chứa canxi, có thể sẽ gây nguy cơ đến xương của bạn. 4. Giấm trị bệnh sỏi thận. Nhiều người dùng giấm để chữa bệnh sỏi thận mà không biết rằng, làm như vậy có thể tăng hơn sự đóng sỏi. Do hầu hết các loại sỏi thận đều hình thành từ các loại axit ở niệu đạo. Nước tiểu có tính axit cao nguy cơ có sỏi canxi. Giấm cũng là loại hợp chất axit acetic, không thể giúp đỡ trong trường hợp này. 5. Chỉ cần uống thuốc là đủ. Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), có thể điều trị bằng các phương pháp chữa sỏi thận ít biến chứng như nội khoa, trường hợp này các thuốc có nguồn gốc dược liệu tỏ ra khá hiệu quả. Đối với trường hợp sỏi có kích thước lớn, các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi thường được chỉ định. Tuy nhiên, để quá trình điều trị này đạt hiệu quả cao, bạn cũng cần kết hợp uống thuốc với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
1. Ít ăn mặn là không bị sỏi. Sỏi tiết niệu có thể hình thành nếu bạn ăn quá mặn, tuy nhiên, nguyên nhân bệnh còn đến từ thói quen uống ít nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu bệnh nhân không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.
2. Chỉ cần tán sỏi là đã khỏi bệnh. Phương pháp tán sỏi chỉ giúp đánh tan những viên sỏi lớn chứ không thể ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Theo thống kê có đến khoảng một nửa số bệnh nhân phát hiện tái phát sỏi sau điều trị.
Vì vậy, bệnh nhân phải phòng ngừa, tránh tái phát bằng cách thay đổi cách sống và thực đơn ăn uống của mình như ăn ít dầu mỡ, ít muối, uống 2 lít nước/ngày và thường xuyên tập thể dục. Ảnh: Wabbacsy.
3. Không ăn thực phẩm chứa canxi sẽ giảm nguy cơ sỏi thận. Có thể việc hiểu nhầm này bắt nguồn từ việc sỏi thận hình thành do canxi. Thực tế, một chế độ ăn uống canxi bình thường có thể làm giảm hình thành sỏi thận.
Do bởi canxi trong ruột sẽ liên kết với oxalate ngăn cho nó không hấp thụ vào máu và bài tiết ra ngoài đường ống niệu. Do vậy, không cần phải tránh các sản phẩm chứa canxi, có thể sẽ gây nguy cơ đến xương của bạn.
4. Giấm trị bệnh sỏi thận. Nhiều người dùng giấm để chữa bệnh sỏi thận mà không biết rằng, làm như vậy có thể tăng hơn sự đóng sỏi. Do hầu hết các loại sỏi thận đều hình thành từ các loại axit ở niệu đạo. Nước tiểu có tính axit cao nguy cơ có sỏi canxi. Giấm cũng là loại hợp chất axit acetic, không thể giúp đỡ trong trường hợp này.
5. Chỉ cần uống thuốc là đủ. Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), có thể điều trị bằng các phương pháp chữa sỏi thận ít biến chứng như nội khoa, trường hợp này các thuốc có nguồn gốc dược liệu tỏ ra khá hiệu quả.
Đối với trường hợp sỏi có kích thước lớn, các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi thường được chỉ định. Tuy nhiên, để quá trình điều trị này đạt hiệu quả cao, bạn cũng cần kết hợp uống thuốc với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.