- Trong ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc.
Đông y cho rằng: Ngao tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư...
Trị phù: Thịt ngao 200g, gừng, nước nắm, dầu vừng đủ dùng. Ngao luộc cho há miệng, thịt ngao chấm với nước gia vị gừng, nước mắm, dầu vừng để ăn.
Trị âm suy: Rau hẹ 250g, thịt ngao 250g. Dầu, hành, gừng, nước nắm đủ dùng. Rau hẹ cắt khúc, thịt ngao rửa sạch, hai thứ trên cho vào nồi rồi xào chín, nêm gia vị để ăn.
Trị bỏng: Vỏ ngao 200g, dầu vừng 50ml. Vỏ ngao đốt thành tro, nghiền thành bột, trộn với dầu vừng bôi lên vết thương.
Chữa thận hư: Thịt ngao 150g, đỗ trọng 20g, thỏ ty tử 20g, bạch truật 12g, kỷ tử 15g. Cho các vị thuốc vào túi, đổ 500ml sắc kỹ chắt lấy nước thuốc, bỏ bã. Cho thịt ngao vào cùng nước thuốc ninh cho chín, ăn thịt ngao, uống nước thuốc.
Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt ngao 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị, mỳ chính đủ dùng. Đổ dầu vào chảo, đun cho nóng già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vào đảo cùng thịt ngao sau 5 phút bắc ra ăn nóng.
Chữa ho, có đờm: Thịt ngao 200g, gừng tươi 20g, vỏ quýt 20g, dầu ăn 50ml. Cho dầu ăn vào chảo đun đến sôi già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho gừng tươi và vỏ quýt thái chỉ vào đảo cùng, sau 5 phút bắc ra ăn nóng.
Lưu ý: Ngao tính hàn, nên người tì vị hàn hay đau bụng đi ngoài không nên ăn. Người bị cảm lạnh, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh kỵ ăn.
ThS Thanh Tâm