Cảnh tượng đau lòng này khiến những nhân viên y tế thường xuyên chứng kiến, xử lý xác bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola cũng không khỏi ngậm ngùi.
Dù xót xa, họ vẫn phải dùng tấm nhựa chuẩn bị sẵn để khâm liệm Juana (45 tuổi) – mẹ của 4 đứa trẻ nheo nhóc, em lớn nhất năm nay 16 tuổi trong khi bé nhỏ nhất mới chỉ lên 5 - giống như hàng ngàn người xấu số khác vùng tâm dịch Ebola.Hiện, có 2.909 ca tử vong và 6.185 trường hợp nhiễm vi rút Ebola được báo cáo tại Liberia, Nigeria, Guinea và Sierra Leone. Người ta hoang mang trước con số khổng lồ này, song ít ai tường tận đằng sau nó là những đứa trẻ đang gồng mình chống chọi với mối nguy Ebola luôn rình rập, sự bơ vơ của thân phận mồ côi.
Những trẻ bất hạnh mất đi cha/mẹ trong đại dịch khó lòng được hàng xóm hay họ hàng cưu mang vì lo ngại họ sẽ mang mầm mống bệnh cho những người khỏe mạnh, Plan International cho hay.
Koala Oumarou, Giám đốc Chương trình Kế hoạch Quốc gia Liberia (Country Director for Plan Liberia) nói thêm: “Không giống như nhiều nước khác, trường hợp gia đình với bố/mẹ đơn thân nuôi dạy con cái khá phổ biến ở Liberia. Một khi họ chết vì Ebola, những đứa trẻ không còn ai chăm sóc và lâm vào hoàn cảnh thực sự bi đát.Họ bị cộng đồng tẩy chay. Thậm chí, nhiều em đang trong độ tuổi đi học buộc phải dừng lại để làm việc mưu sinh”.
Ảnh - Saah Exco (10 tuổi) sống trong một con hẻm phía sau khu ổ chuột West Point tại thành phố Monrovia, Liberia. Saah bị nhiễm vi rút Ebola, một phòng khám địa phương đã từ chối giúp đỡ cậu bé. Sau đó Saah bị lột trần truồng và bị đuổi ra đường.
Từ năm 2003, khi cuộc nội chiến kết thúc. Liberia vấp phải nhiều vấn đề xã hội nan giải. Trong số đó, lượng nam giới bị thất nghiệp tăng cao. Họ không còn thiết tha với các giá trị truyền thống. Tình trạng này khiến mô hình gia đình với người mẹ đơn thân nuôi con ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, Bomi County gần Monrovia - khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi các cuộc chiến tranh dân sự có tới 75% gia đình chỉ có mẹ nuôi con.
Theo ước tính của chính phủ, ít nhất 300 trẻ mồ côi phải vật lộn mưu sinh, đối diện với tương lai mù mịt khi mẹ mất vì Ebola.Điều đáng báo động, do thiếu hiểu biết, nhiều người dân ở các nước Tây Phi không có biện pháp phòng dịch đúng cách. Họ và con em của mình hàng ngày vẫn tiếp xúc với những nguồn lây bệnh như rác thải, nước bẩn, thịt sống...
Cảnh tượng đau lòng này khiến những nhân viên y tế thường xuyên chứng kiến, xử lý xác bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola cũng không khỏi ngậm ngùi.
Dù xót xa, họ vẫn phải dùng tấm nhựa chuẩn bị sẵn để khâm liệm Juana (45 tuổi) – mẹ của 4 đứa trẻ nheo nhóc, em lớn nhất năm nay 16 tuổi trong khi bé nhỏ nhất mới chỉ lên 5 - giống như hàng ngàn người xấu số khác vùng tâm dịch Ebola.
Hiện, có 2.909 ca tử vong và 6.185 trường hợp nhiễm vi rút Ebola được báo cáo tại Liberia, Nigeria, Guinea và Sierra Leone. Người ta hoang mang trước con số khổng lồ này, song ít ai tường tận đằng sau nó là những đứa trẻ đang gồng mình chống chọi với mối nguy Ebola luôn rình rập, sự bơ vơ của thân phận mồ côi.
Những trẻ bất hạnh mất đi cha/mẹ trong đại dịch khó lòng được hàng xóm hay họ hàng cưu mang vì lo ngại họ sẽ mang mầm mống bệnh cho những người khỏe mạnh, Plan International cho hay.
Koala Oumarou, Giám đốc Chương trình Kế hoạch Quốc gia Liberia (Country Director for Plan Liberia) nói thêm: “Không giống như nhiều nước khác, trường hợp gia đình với bố/mẹ đơn thân nuôi dạy con cái khá phổ biến ở Liberia. Một khi họ chết vì Ebola, những đứa trẻ không còn ai chăm sóc và lâm vào hoàn cảnh thực sự bi đát.
Họ bị cộng đồng tẩy chay. Thậm chí, nhiều em đang trong độ tuổi đi học buộc phải dừng lại để làm việc mưu sinh”.
Ảnh - Saah Exco (10 tuổi) sống trong một con hẻm phía sau khu ổ chuột West Point tại thành phố Monrovia, Liberia. Saah bị nhiễm vi rút Ebola, một phòng khám địa phương đã từ chối giúp đỡ cậu bé. Sau đó Saah bị lột trần truồng và bị đuổi ra đường.
Từ năm 2003, khi cuộc nội chiến kết thúc. Liberia vấp phải nhiều vấn đề xã hội nan giải. Trong số đó, lượng nam giới bị thất nghiệp tăng cao. Họ không còn thiết tha với các giá trị truyền thống. Tình trạng này khiến mô hình gia đình với người mẹ đơn thân nuôi con ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, Bomi County gần Monrovia - khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi các cuộc chiến tranh dân sự có tới 75% gia đình chỉ có mẹ nuôi con.
Theo ước tính của chính phủ, ít nhất 300 trẻ mồ côi phải vật lộn mưu sinh, đối diện với tương lai mù mịt khi mẹ mất vì Ebola.
Điều đáng báo động, do thiếu hiểu biết, nhiều người dân ở các nước Tây Phi không có biện pháp phòng dịch đúng cách. Họ và con em của mình hàng ngày vẫn tiếp xúc với những nguồn lây bệnh như rác thải, nước bẩn, thịt sống...