Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và ăn uống lành mạnh. Ngáy có thể được gây ra bởi một mô mỡ lớn dày cộm lên trong cổ họng và miệng, làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Kích thước mô tăng khi trọng lượng cơ thể tăng là lý do những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh ngáy cao hơn. Vì vậy, giảm cân giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.Thay đổi tư thế ngủ. Với hầu hết mọi người, thay đổi cách ngủ, tư thế ngủ có thể giảm, thậm chí chấm dứt việc ngáy ngủ. Ngáy thường xuất hiện với những người nằm ngửa khi ngủ, khi lưỡi rơi xuống và gây tắc cổ họng, đường hô hấp. Bởi vậy hãy thử nằm nghiêng và xem điều gì xảy ra. Hoặc bạn có thể thử ngủ cao đầu, kê gối cao hơn có thể giúp bạn dễ thở hơn.Không uống bia rượu trước khi ngủ. Có người lúc bình thường ngủ không ngáy nhưng khi uống rượu sẽ ngáy. Vậy hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ, bởi nó làm giãn đường hô hấp trong khi ngủ, góp phần làm bạn ngáy.Tránh xa môi trường khói thuốc. Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng ngủ ngáy hơn người không hút. Đó là do hệ hô hấp bị tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường thở, hơi thở khó khăn. Vì vậy, bỏ hút thuốc lá nếu bạn muốn giảm ngáy, để có một sức khoẻ tốt và một giấc ngủ ngon.Giữ mũi thông thoáng. Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố giảm các yếu tố có thể gây dị ứng như bụi, lông động vật... nhiều nhất có thể. Nếu bị ngáy do cảm lạnh, hay do dị ứng thời tiết, hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ. Thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào nước, súc miệng vài phút để giúp mũi bạn thông thoáng hơn.Miếng dán mũi. Miếng dán mũi giúp mũi bạn thông thoáng khi ngủ, có thể giảm ngáy ngủ. Hãy thử những cách đơn giản, bạn có thể giảm hoặc chấm dứt ngáy ngủ trước khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc như thuốc chống histamine lâu dài.Uống nước. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Nếu bạn đã thử những cách trên mà vẫn chưa tiến triển thì có thế đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh hoặc tư vấn sử dụng thiết bị chống ngáy phù hợp với bạn.
Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và ăn uống lành mạnh. Ngáy có thể được gây ra bởi một mô mỡ lớn dày cộm lên trong cổ họng và miệng, làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Kích thước mô tăng khi trọng lượng cơ thể tăng là lý do những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh ngáy cao hơn. Vì vậy, giảm cân giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.
Thay đổi tư thế ngủ. Với hầu hết mọi người, thay đổi cách ngủ, tư thế ngủ có thể giảm, thậm chí chấm dứt việc ngáy ngủ. Ngáy thường xuất hiện với những người nằm ngửa khi ngủ, khi lưỡi rơi xuống và gây tắc cổ họng, đường hô hấp. Bởi vậy hãy thử nằm nghiêng và xem điều gì xảy ra. Hoặc bạn có thể thử ngủ cao đầu, kê gối cao hơn có thể giúp bạn dễ thở hơn.
Không uống bia rượu trước khi ngủ. Có người lúc bình thường ngủ không ngáy nhưng khi uống rượu sẽ ngáy. Vậy hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ, bởi nó làm giãn đường hô hấp trong khi ngủ, góp phần làm bạn ngáy.
Tránh xa môi trường khói thuốc. Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng ngủ ngáy hơn người không hút. Đó là do hệ hô hấp bị tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường thở, hơi thở khó khăn. Vì vậy, bỏ hút thuốc lá nếu bạn muốn giảm ngáy, để có một sức khoẻ tốt và một giấc ngủ ngon.
Giữ mũi thông thoáng. Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố giảm các yếu tố có thể gây dị ứng như bụi, lông động vật... nhiều nhất có thể. Nếu bị ngáy do cảm lạnh, hay do dị ứng thời tiết, hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ. Thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào nước, súc miệng vài phút để giúp mũi bạn thông thoáng hơn.
Miếng dán mũi. Miếng dán mũi giúp mũi bạn thông thoáng khi ngủ, có thể giảm ngáy ngủ. Hãy thử những cách đơn giản, bạn có thể giảm hoặc chấm dứt ngáy ngủ trước khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc như thuốc chống histamine lâu dài.
Uống nước. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Nếu bạn đã thử những cách trên mà vẫn chưa tiến triển thì có thế đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh hoặc tư vấn sử dụng thiết bị chống ngáy phù hợp với bạn.