Táo bón có nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống như pha sữa quá đặc, uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ ( ít rau xanh, hoa quả chín), ăn chưa đủ về số lượng khiến trẻ không đủ phân đi tiêu mỗi ngày. Sữa bột nói riêng và các sản phẩm sữa bò nói chung thường gây nóng cơ thể. Nhiều trẻ không hấp thu chất lactose nên hay bị đầy hơi khó chịu. Hơn nữa, những trẻ mới ăn dặm hệ tiêu hóa còn yếu khó có thể nạp được những chất trong sữa gây táo bón.Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Khi con bị táo, mẹ đừng dừng việc uống sữa, chỉ cần pha loãng sữa hơn bình thường. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa. Vi khuẩn lên men ở những loại này rất tốt cho việc nhuận tràng và đi tiêu ở trẻ táo bón. Ngoài ra, còn có nhiều loại sữa tươi thành phần ít dinh dưỡng hơn sữa bột, thành phần chủ yếu trong sữa tươi là nước và các nguyên tố vi lượng. Khi trẻ uống sữa tươi chủ yếu thì lượng phân tạo thành ít. Do đó, ít khả năng bị táo bón hơn. Trường hợp nếu phải đổi sữa cho con, mẹ hãy chọn loại sữa có bổ sung thêm chất xơ hòa tan Fructooligosachrid và sữa có có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp trẻ giảm tình trạng táo bón, đường tiêu hóa của trẻ ổn định hơn. Ngoài những biện pháp trên, cần thiết nhất là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. Mẹ hãy chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
Táo bón có nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống như pha sữa quá đặc, uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ ( ít rau xanh, hoa quả chín), ăn chưa đủ về số lượng khiến trẻ không đủ phân đi tiêu mỗi ngày.
Sữa bột nói riêng và các sản phẩm sữa bò nói chung thường gây nóng cơ thể. Nhiều trẻ không hấp thu chất lactose nên hay bị đầy hơi khó chịu. Hơn nữa, những trẻ mới ăn dặm hệ tiêu hóa còn yếu khó có thể nạp được những chất trong sữa gây táo bón.
Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Khi con bị táo, mẹ đừng dừng việc uống sữa, chỉ cần pha loãng sữa hơn bình thường.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa. Vi khuẩn lên men ở những loại này rất tốt cho việc nhuận tràng và đi tiêu ở trẻ táo bón.
Ngoài ra, còn có nhiều loại sữa tươi thành phần ít dinh dưỡng hơn sữa bột, thành phần chủ yếu trong sữa tươi là nước và các nguyên tố vi lượng. Khi trẻ uống sữa tươi chủ yếu thì lượng phân tạo thành ít. Do đó, ít khả năng bị táo bón hơn.
Trường hợp nếu phải đổi sữa cho con, mẹ hãy chọn loại sữa có bổ sung thêm chất xơ hòa tan Fructooligosachrid và sữa có có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp trẻ giảm tình trạng táo bón, đường tiêu hóa của trẻ ổn định hơn.
Ngoài những biện pháp trên, cần thiết nhất là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. Mẹ hãy chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.