Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dị ứng sữa thực chất là biểu hiện dị ứng với protein có trong sữa. Hàm lượng cao protein trong các loại sữa này chưa được xử lý có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Thêm vào nữa là muối trong đó cũng gây khó khăn cho thận chưa hoàn toàn trưởng thành của trẻ. Phản ứng nhanh. Thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt hay nặng hơn là toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ cần đồ dùng dính một chút sữa cũng gây nên dị ứng. Phản ứng chậm. Các biểu hiện ở bé thường nhẹ hơn, không rõ ràng. Tình trạng chung có thể là ói mửa, đau bụng, phân lỏng, chậm tăng cân và tăng trưởng không bình thường. Loại phản ứng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu. Có thể tình trạng này xảy ra ở bất cứ đứa trẻ nào. Nhưng xảy ra quá nhiều so với bình thường thì bạn phải xem xét kỹ. Tốt nhất, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để có chẩn đoán chính xác. Da nổi mẩn. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẫn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa bột công thức nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác. Biểu hiện hô hấp. Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa. Xét nghiệm phân của bé. Phân của bé dị ứng sẽ có lẫn máu hoặc phân có chứa axit và các thành phần đường không tiêu hóa được. Có thể tìm mua sữa chứa protein ít gây dị ứng ở các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện nhi hoặc trên thị trường. Công thức sữa ít gây dị ứng có thể là:dịch tiết của sữa chua đã đông, các protein bị phá vỡ để dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng; thủy phân casein để chỉ còn chứa các mảnh protein và các amin acid. Hạn chế dung nạp thực phẩm có nhân tố gây dị ứng như sữa bột, trứng gà, lạc và các hạt vỏ cứng… Đối với nhóm trẻ có nguy cợ bị dị ứng cao thì sau 6 tháng mới ăn thực phẩm cứng, sau 1 tuổi mới bắt đầu sử dụng các sản phẩm từ sữa, sau 2 tuổi mới bắt đầu ăn trứng, sau 3 tuổi mới ăn lạc, quả óc chó và các loại cá.Cách phòng trừ trẻ bị dị ứng tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa mẹ, tốt nhất duy trì liên tục đến 1 tuổi hoặc hơn 1 tuổi, sữa mẹ bình thường không gây hiện tượng dị ứng. Cũng nên nhớ, khi chuyển sang cho con bú sữa, mẹ cũng phải kiêng các thành phần như trong sữa bột mà con đã dị ứng. Dùng sữa bột công thức chứa amino axit. Protein trong loại sữa này ở dạng đơn giản nhất. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dị ứng sữa thực chất là biểu hiện dị ứng với protein có trong sữa. Hàm lượng cao protein trong các loại sữa này chưa được xử lý có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Thêm vào nữa là muối trong đó cũng gây khó khăn cho thận chưa hoàn toàn trưởng thành của trẻ.
Phản ứng nhanh. Thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt hay nặng hơn là toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ cần đồ dùng dính một chút sữa cũng gây nên dị ứng.
Phản ứng chậm. Các biểu hiện ở bé thường nhẹ hơn, không rõ ràng. Tình trạng chung có thể là ói mửa, đau bụng, phân lỏng, chậm tăng cân và tăng trưởng không bình thường. Loại phản ứng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác.
Trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu. Có thể tình trạng này xảy ra ở bất cứ đứa trẻ nào. Nhưng xảy ra quá nhiều so với bình thường thì bạn phải xem xét kỹ. Tốt nhất, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để có chẩn đoán chính xác.
Da nổi mẩn. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẫn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa bột công thức nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.
Biểu hiện hô hấp. Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.
Xét nghiệm phân của bé. Phân của bé dị ứng sẽ có lẫn máu hoặc phân có chứa axit và các thành phần đường không tiêu hóa được.
Có thể tìm mua sữa chứa protein ít gây dị ứng ở các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện nhi hoặc trên thị trường. Công thức sữa ít gây dị ứng có thể là:dịch tiết của sữa chua đã đông, các protein bị phá vỡ để dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng; thủy phân casein để chỉ còn chứa các mảnh protein và các amin acid.
Hạn chế dung nạp thực phẩm có nhân tố gây dị ứng như sữa bột, trứng gà, lạc và các hạt vỏ cứng… Đối với nhóm trẻ có nguy cợ bị dị ứng cao thì sau 6 tháng mới ăn thực phẩm cứng, sau 1 tuổi mới bắt đầu sử dụng các sản phẩm từ sữa, sau 2 tuổi mới bắt đầu ăn trứng, sau 3 tuổi mới ăn lạc, quả óc chó và các loại cá.
Cách phòng trừ trẻ bị dị ứng tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa mẹ, tốt nhất duy trì liên tục đến 1 tuổi hoặc hơn 1 tuổi, sữa mẹ bình thường không gây hiện tượng dị ứng. Cũng nên nhớ, khi chuyển sang cho con bú sữa, mẹ cũng phải kiêng các thành phần như trong sữa bột mà con đã dị ứng.
Dùng sữa bột công thức chứa amino axit. Protein trong loại sữa này ở dạng đơn giản nhất. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.