Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Google News

(Kiến Thức) - Khoảng 90-95 % các trường hợp bị bệnh cao huyết áp là không có nguyên nhân trực tiếp hay còn gọi là tăng huyết áp(THA) tiên phát. 

Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh cao huyết áp. Chúng được gọi là yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nguy cơ cao huyết áp bạn có thể điều chỉnh được:
Nguyen nhan nao gay ra benh cao huyet ap?
Thừa cân và béo phì là nguy cơ tăng huyết áp. 
Thừa cân và Béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể(BMI) là 23 hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
• Ăn nhiều muối: làm tăng huyết áp ở một số người.
• Hút thuốc lá gây co mạch và tăng xơ vữa mạch.
• Rượu: uống rượu nặng và thường xuyên có thể gây THA đột ngột.
• Thiếu vận động: một cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân và làm tăng nguy cơ bị THA.
• Stress: nó được đề cập đến như một yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, mức độ stress rất khó đánh giá và thay đổi theo từng người.
Yếu tố nguy cơ cao huyết áp bạn không thể điều chỉnh được:
• Chủng tộc: Ví dụ: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp hơn người Capcasians, và có xu hướng tăng huyết áp sớm hơn và nặng hơn.
• Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
• Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35-50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh. Có khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp là do một bệnh hoặc yếu tố nào nào đó gây ra. Đây gọi là THA thứ phát, hay THA có căn nguyên.
Khi bạn bị THA xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc THA rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không. Những nguyên nhân gây THA thứ phát thường gặp là:
• Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận cấp; Viêm cầu thận mạn tính; Sỏi thận, niệu quản; Hẹp động mạch thận…
• Các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp; cường tuyến yên; bệnh u tế bào ưa crom (u tủy thượng thận); u vỏ thượng thận…
• Các bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch chủ; hẹp eo động mạch chủ; bệnh Takayasu…
Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén.
• Tăng huyết áp do dùng một số thuốc: thuốc chữa ngạt mũi, chữa hen; thuốc tránh thai; thuốc đông y như cam thảo…
• Tăng huyết áp do yếu tố tâm thần: lo lắng, sợ sệt quá mức…
Xem video về sản phẩm điều trị mỡ máu cao, hạ huyết áp.
00:0000:0000:00
00:00

PV

Bình luận(0)