Nằm trên ngọn Thủy Sơn, động Huyền Không được coi là hang động đẹp nhất Đà Nẵng nói chung và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng. Ảnh: Lối vào động Huyền Không.Hang động này nằm phía bên trong của động Hoa Nghiêm. Vì vậy muốn vào động Huyền Không, du khách phải đi qua động Hoa Nghiêm. Ảnh: Động Hoa Nghiêm.Về tổng thể, động Huyền Không có hình dáng của một quả chuông lớn úp trên nền gạch bằng phẳng, rộng rãi. Nền động thấp hơn 5m so với động Hoa Nghiêm, được dẫn xuống bằng một hệ thống bậc cấp. Ảnh: Toàn cảnh động Huyền Không.Tại cửa động có tượng của bốn vị Kim Cang Hộ Pháp, đó là các vị thần Thiện và Ác cưỡi trên bốn con thú có diện mạo kỳ quái có nhiệm vụ gác động.Chính giữa động có tượng Phật Thích ca trên một phiến đá ở độ cao 3m do nghệ nhân Nguyễn Chất thực hiện từ năm 1960. Phía dưới là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.Bên phải động Huyền Không có Trang Nghiêm Tự, một công trình cổ kính gồm có ba gian, gian giữa thờ Phật Bà Quan âm, gian bên trái thờ ba vị quan Thánh, gian bên phải thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, là nơi để các đôi trai gái đến cầu duyên hoặc cho những người hiếm muộn đến cầu con hoặc cầu nuôi con khỏe mạnh chóng lớn.Bên trái động là đền thờ bà Ngọc Phi và bà Lôi Phi. Bà Ngọc Phi hay còn gọi bà Chúa Tiên, rất linh thiêng, là nơi để du khách đến cầu tài cầu lộc. Tương truyền, bà là vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế hiện thân xuống hạ giới chăm lo cho đời sống muôn dân. Bà Lôi phi hay còn gọi là bà chúa Thượng Ngàn - cai quản núi rừng, là em gái của bà Ngọc Phi thường được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và đi đường bình an.Đinh động có nhiều lỗ hổng tự nhiên mang theo ánh sáng và gió mát vào bên trong nên lòng động luôn mát mẻ và thoáng khí. Điều này cũng tạo nên nét độc đáo của một hang động mở.Vào những buổi trưa nắng, động Huyền Không mang một vẻ đẹp kỳ diệu, huyền bí và hết sức quyến rũ khi ánh nắng xuyên trần hang chiếu xuống nền động.Vách động có nhiều hình thù hết sức kỳ thú được tạo nên từ những sắp xếp tự nhiên của đá như chim hạc, con cò, đầu voi, bàn tay cầm bó hoa, khuôn mặt ông già giận dữ… như đánh đố trí tưởng tượng của du khách.Trong những năm kháng chiến chống Pháp, động Huyền Không là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đây cũng là nơi ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng.Ngoài ra, động Huyền Không còn là nơi lưu lại vết tích và di vật về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Chămpa xưa, thể hiện qua hình thức thờ nữ thần Po Inư Nagar và bệ đá được chạm trổ công phu gần lối xuống động.
Nằm trên ngọn Thủy Sơn, động Huyền Không được coi là hang động đẹp nhất Đà Nẵng nói chung và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng. Ảnh: Lối vào động Huyền Không.
Hang động này nằm phía bên trong của động Hoa Nghiêm. Vì vậy muốn vào động Huyền Không, du khách phải đi qua động Hoa Nghiêm. Ảnh: Động Hoa Nghiêm.
Về tổng thể, động Huyền Không có hình dáng của một quả chuông lớn úp trên nền gạch bằng phẳng, rộng rãi. Nền động thấp hơn 5m so với động Hoa Nghiêm, được dẫn xuống bằng một hệ thống bậc cấp. Ảnh: Toàn cảnh động Huyền Không.
Tại cửa động có tượng của bốn vị Kim Cang Hộ Pháp, đó là các vị thần Thiện và Ác cưỡi trên bốn con thú có diện mạo kỳ quái có nhiệm vụ gác động.
Chính giữa động có tượng Phật Thích ca trên một phiến đá ở độ cao 3m do nghệ nhân Nguyễn Chất thực hiện từ năm 1960. Phía dưới là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Bên phải động Huyền Không có Trang Nghiêm Tự, một công trình cổ kính gồm có ba gian, gian giữa thờ Phật Bà Quan âm, gian bên trái thờ ba vị quan Thánh, gian bên phải thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, là nơi để các đôi trai gái đến cầu duyên hoặc cho những người hiếm muộn đến cầu con hoặc cầu nuôi con khỏe mạnh chóng lớn.
Bên trái động là đền thờ bà Ngọc Phi và bà Lôi Phi. Bà Ngọc Phi hay còn gọi bà Chúa Tiên, rất linh thiêng, là nơi để du khách đến cầu tài cầu lộc. Tương truyền, bà là vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế hiện thân xuống hạ giới chăm lo cho đời sống muôn dân. Bà Lôi phi hay còn gọi là bà chúa Thượng Ngàn - cai quản núi rừng, là em gái của bà Ngọc Phi thường được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và đi đường bình an.
Đinh động có nhiều lỗ hổng tự nhiên mang theo ánh sáng và gió mát vào bên trong nên lòng động luôn mát mẻ và thoáng khí. Điều này cũng tạo nên nét độc đáo của một hang động mở.
Vào những buổi trưa nắng, động Huyền Không mang một vẻ đẹp kỳ diệu, huyền bí và hết sức quyến rũ khi ánh nắng xuyên trần hang chiếu xuống nền động.
Vách động có nhiều hình thù hết sức kỳ thú được tạo nên từ những sắp xếp tự nhiên của đá như chim hạc, con cò, đầu voi, bàn tay cầm bó hoa, khuôn mặt ông già giận dữ… như đánh đố trí tưởng tượng của du khách.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, động Huyền Không là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đây cũng là nơi ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngoài ra, động Huyền Không còn là nơi lưu lại vết tích và di vật về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Chămpa xưa, thể hiện qua hình thức thờ nữ thần Po Inư Nagar và bệ đá được chạm trổ công phu gần lối xuống động.