Tọa lạc tại phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là một trong những tòa Văn miếu được xây dựng trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam. Ảnh: Cổng vào Văn Thánh Miếu Cao Lãnh.Ban đầu, công trính được xây dựng tại thôn Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường 3, TP Cao Lãnh), hoàn thành năm 1857. Đến năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay. Ảnh: Chính điện của Văn Thánh Miếu, hiện là thư viện.Điện thờ chính của Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là nơi thờ Đức Khổng Tử và tứ thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Hai nhà tả vu và hữu vư còn phối thờ các tiền hiền và hậu hiền, là những người có công khai mở xóm làng.Khoảng từ năm 1935 đến năm 1940, Văn Thánh Miếu được trùng tu và việc thờ phượng cũng được sắp xếp lại. Tả vu được dùng làm thư viện, hữu vu làm nơi hội họp. Tại đây, một hội tao đàn (thơ ca) đã được thành lập.Năm 1951, do hoàn cảnh chiến tranh, Văn Thánh Miếu ngưng hoạt động và hoang phế từ đó.Sau năm 1975, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh được sử dụng làm thư viện của tỉnh.Ngày nay, khu vực chung quanh Văn Thánh Miếu được xây dựng thành công viên rộng lớn gọi là Công viên Văn Miếu.Hiện tại, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh không còn giữ được kiến trúc nguyên bản do việc xây dựng không theo quy chuẩn diễn ra qua nhiều thời kỳ, các công trình cơi nới tạm bợ cũng xuất hiện tràn lan.Từ năm 2011, chính quyền TP Cao Lãnh đã thống nhất phương án trùng tu Văn Thánh Miếu Cao Lãnh theo mô hình kiến trúc cũ. Theo đó, sẽ dựng lại bài vị thờ những nhà tiền hiền, ghi danh các cá nhân và tổ chức đóng góp vào quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc
Tọa lạc tại phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là một trong những tòa Văn miếu được xây dựng trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam. Ảnh: Cổng vào Văn Thánh Miếu Cao Lãnh.
Ban đầu, công trính được xây dựng tại thôn Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường 3, TP Cao Lãnh), hoàn thành năm 1857. Đến năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay. Ảnh: Chính điện của Văn Thánh Miếu, hiện là thư viện.
Điện thờ chính của Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là nơi thờ Đức Khổng Tử và tứ thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Hai nhà tả vu và hữu vư còn phối thờ các tiền hiền và hậu hiền, là những người có công khai mở xóm làng.
Khoảng từ năm 1935 đến năm 1940, Văn Thánh Miếu được trùng tu và việc thờ phượng cũng được sắp xếp lại. Tả vu được dùng làm thư viện, hữu vu làm nơi hội họp. Tại đây, một hội tao đàn (thơ ca) đã được thành lập.
Năm 1951, do hoàn cảnh chiến tranh, Văn Thánh Miếu ngưng hoạt động và hoang phế từ đó.
Sau năm 1975, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh được sử dụng làm thư viện của tỉnh.
Ngày nay, khu vực chung quanh Văn Thánh Miếu được xây dựng thành công viên rộng lớn gọi là Công viên Văn Miếu.
Hiện tại, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh không còn giữ được kiến trúc nguyên bản do việc xây dựng không theo quy chuẩn diễn ra qua nhiều thời kỳ, các công trình cơi nới tạm bợ cũng xuất hiện tràn lan.
Từ năm 2011, chính quyền TP Cao Lãnh đã thống nhất phương án trùng tu Văn Thánh Miếu Cao Lãnh theo mô hình kiến trúc cũ. Theo đó, sẽ dựng lại bài vị thờ những nhà tiền hiền, ghi danh các cá nhân và tổ chức đóng góp vào quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc