Chuyến thăm quan Triển lãm trực tuyến “Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945” bắt đầu với mô hình 3D của một tòa nhà cổ kính, tái hiện trụ sở tòa soạn Báo Hà Nội Mới ở Hà Nội. Để "di chuyển", chỉ cần click chuột vào mũi tên màu trắng. (Ảnh chụp màn hình).Bước vào tòa nhà, sảnh triển lãm hiện ra trong một không gian hiện đại. Có thể xoay 360 độ để quan sát toàn cảnh không gian triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).Triển lãm chia làm hai phần. Phần I nằm ở tầng 1, có nội dung "Những cột mốc làng báo", giới thiệu một số dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam từ khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đến trước năm 1945. (Ảnh chụp màn hình).Không gian trưng bày ở tầng 1, với nhiều tư liệu lịch sử đặc sắc được đặt trong khung treo trên tường.Click chuột vào từng khung, hình ảnh tư liệu sẽ hiện ra toàn màn hình. (Ảnh chụp màn hình).Có thể "zoom" lên để xem tư liệu ở độ phân giải cao, sắc nét. (Ảnh chụp màn hình).Mô hình 3D của một chiếc máy đánh chữ được giới thiệu tại triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).Phần II của Triển lãm có nội dung "Ấn loát và lưu hành". (Ảnh chụp màn hình).Phần trưng bày này có những tài liệu, hình ảnh về một số vấn đề gắn liền với công tác phát hành và lưu hành báo chí, trong đó tiêu biểu gồm có giấy in, nhà in, lưu chiểu, bán báo và quảng cáo. (Ảnh chụp màn hình).Một phát ngôn về vai trò của báo chí trích từ Báo Sài Gòn số ra ngày 24/1/1940, được giới thiệu ở phần II của Triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).Phần cuối của Triển lãm là một trắc nghiệm lịch sử báo chí có độ khó "cực cao", phải là người có trí nhớ tốt và am hiểu về lịch sử nền báo chí Việt Nam mới có thể trả lời đúng hết 10 câu hỏi.Để tham quan Triển lãm trực tuyến “Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945”, xin mới quý độc giá truy cập vào địa chỉ https://archives.org.vn/baochi/ (website của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I).Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
Chuyến thăm quan Triển lãm trực tuyến “Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945” bắt đầu với mô hình 3D của một tòa nhà cổ kính, tái hiện trụ sở tòa soạn Báo Hà Nội Mới ở Hà Nội. Để "di chuyển", chỉ cần click chuột vào mũi tên màu trắng. (Ảnh chụp màn hình).
Bước vào tòa nhà, sảnh triển lãm hiện ra trong một không gian hiện đại. Có thể xoay 360 độ để quan sát toàn cảnh không gian triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).
Triển lãm chia làm hai phần. Phần I nằm ở tầng 1, có nội dung "Những cột mốc làng báo", giới thiệu một số dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam từ khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đến trước năm 1945. (Ảnh chụp màn hình).
Không gian trưng bày ở tầng 1, với nhiều tư liệu lịch sử đặc sắc được đặt trong khung treo trên tường.
Click chuột vào từng khung, hình ảnh tư liệu sẽ hiện ra toàn màn hình. (Ảnh chụp màn hình).
Có thể "zoom" lên để xem tư liệu ở độ phân giải cao, sắc nét. (Ảnh chụp màn hình).
Mô hình 3D của một chiếc máy đánh chữ được giới thiệu tại triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).
Phần II của Triển lãm có nội dung "Ấn loát và lưu hành". (Ảnh chụp màn hình).
Phần trưng bày này có những tài liệu, hình ảnh về một số vấn đề gắn liền với công tác phát hành và lưu hành báo chí, trong đó tiêu biểu gồm có giấy in, nhà in, lưu chiểu, bán báo và quảng cáo. (Ảnh chụp màn hình).
Một phát ngôn về vai trò của báo chí trích từ Báo Sài Gòn số ra ngày 24/1/1940, được giới thiệu ở phần II của Triển lãm. (Ảnh chụp màn hình).
Phần cuối của Triển lãm là một trắc nghiệm lịch sử báo chí có độ khó "cực cao", phải là người có trí nhớ tốt và am hiểu về lịch sử nền báo chí Việt Nam mới có thể trả lời đúng hết 10 câu hỏi.
Để tham quan Triển lãm trực tuyến “Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945”, xin mới quý độc giá truy cập vào địa chỉ
https://archives.org.vn/baochi/ (website của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I).
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.