Nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô.Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), với tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau đổi là Yên Phụ) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng) là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa đã không khỏi bị pha tạp phong cách kiến trúc của các thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Lần trùng tu chùa gần nhất là năm 2010 nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam.Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay.Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad ngày 24/3/1959, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil ngày 28/11/2008, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev ngày 31/10/2010.Ngày nay, cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng khi đến thăm chùa năm 1959 vẫn vươn lên xanh tốt như một biểu tượng về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ - đất nước cội nguồn của Phật giáo.
Nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô.
Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), với tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau đổi là Yên Phụ) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.
Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng) là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.
Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.
Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa đã không khỏi bị pha tạp phong cách kiến trúc của các thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Lần trùng tu chùa gần nhất là năm 2010 nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam.
Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.
Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.
Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad ngày 24/3/1959, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil ngày 28/11/2008, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev ngày 31/10/2010.
Ngày nay, cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng khi đến thăm chùa năm 1959 vẫn vươn lên xanh tốt như một biểu tượng về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ - đất nước cội nguồn của Phật giáo.