Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Đây là một quần thể kiến trúc gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh và những hàng cây xanh mát.
Bia đá tóm tắt tiểu sử nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.
Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm.
Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75m, nặng 1.025kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5m do Bộ Quốc phòng trao tặng. Bức hoành phi ghi lại lời khen Bác Hồ dành cho vị nữ tướng.
Phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định.Chiếc áo gió tướng Nguyễn Thị Định đã sử dụng thời gian công tác tại Khu 2, tỉnh Đồng Tháp từ năm 1962-1963.
Chiếc xe gắn máy tướng Nguyễn Thị Định sử dụng khi công tác tại Trung ương Cục miền Nam, tỉnh Tây Ninh trong thời kỳ chống Mỹ xâm lược.Để thể hiện lòng ngưỡng mộ nữ tướng Nguyễn Thị Định, nhân dân Hát Môn (Hà Nội) - quê hương Hai Bà Trưng - đã rước bát hương bà về thờ trong khu đền thờ Hai Bà Trưng.
Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Đây là một quần thể kiến trúc gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh và những hàng cây xanh mát.
Bia đá tóm tắt tiểu sử nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.
Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm.
Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75m, nặng 1.025kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5m do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Bức hoành phi ghi lại lời khen Bác Hồ dành cho vị nữ tướng.
Phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Chiếc áo gió tướng Nguyễn Thị Định đã sử dụng thời gian công tác tại Khu 2, tỉnh Đồng Tháp từ năm 1962-1963.
Chiếc xe gắn máy tướng Nguyễn Thị Định sử dụng khi công tác tại Trung ương Cục miền Nam, tỉnh Tây Ninh trong thời kỳ chống Mỹ xâm lược.
Để thể hiện lòng ngưỡng mộ nữ tướng Nguyễn Thị Định, nhân dân Hát Môn (Hà Nội) - quê hương Hai Bà Trưng - đã rước bát hương bà về thờ trong khu đền thờ Hai Bà Trưng.