Nằm ở xóm Trung Yên, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, đền thờ Thần Thiên Yana hay còn gọi là Dinh Bà là nơi thờ Bà Thiên Yana - một vị thần được cư dân Việt và Chăm thờ phụng, và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần.Dinh Bà được xây dựng từ thời gian nào đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc điểm di tích có thể khẳng định đây là một di tích thờ thần của người Champa, sau đó người Việt tu bổ, xây dựng có qui mô như hiện nay.Nơi xây dinh xưa là một vùng gò đồi với nhiều cây cổ thụ to lớn, cành lá xum xê, nhân dân thường gọi là rừng Dinh. Hiện tại xung quanh dinh vẫn còn nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát cả một vùng.Theo một số tài liệu ghi chép còn lưu giữ tại dinh Bà Lý Sơn thì trước đây dinh được lợp bằng tranh, đến năm Bảo Đại thứ 9 dân trong làng mới quyên góp tiền của và tiến hành sửa chữa trùng tu dinh. Đến năm Bảo Đại thứ 19 tiếp tục tu bổ dinh có kiếu trúc như ngày nay.Dinh có kiến trúc hình chữ Tam chia làm 3 tòa: Tiền đường, chánh điện, hậu cung.Kiến trúc bên ngoài của dinh là kiểu kiến trúc thời Nguyễn, thế kỷ 19.Tại gian giữa chánh điện có bàn thờ và ngai thờ Bà. Hai bên ban thờ bà là hai ban thờ tiền hiền, hậu hiền.Các ban thờ ngoài cùng ở hai bên chính điện là nơi thờ tiền vãng, hậu vãng, cô hồn. Các ban thờ đều có đầy đủ đồ thờ tự như: bình phong, bộ tam đồng.Tại hậu cung thờ tượng Bà ở giữa, hai bên là tượng cô và cậu - đây là mô tuýp thờ thần Thiên Yana quen thuộc ở khu vực Nam Trung Bộ. Hậu cung chỉ mở cửa vào các dịp lễ.Đặc biệt trong dinh có rất nhiều bức hoành phi và liễn đối.Trước dinh có bình phong, trụ biểu, và một con nghê đá. Đây là một trong hai con nghê đá có niên đại thời Minh (Trung Quốc) hiện có tại đảo Lý Sơn, được trục vớt từ một thuyền buôn cổ bị đắm trong vùng.Mái dinh trang trí các mô tuýp phổ biến trong kiến trúc thời Nguyễn.Hàng năm tại đền Thiên yana đều có tổ chức các lễ chính như Lễ vía Bà, tổ chức tế xuân, tế thu và đặc biệt là sinh hoạt tế lễ trong những ngày Tết nguyên đán được Ban tế tự của làng tổ chức trang trọng, thể hiện nét sinh hoạt văn hoá tâm linh và sự cố kết cộng đồng bền chặt.Có thể khẳng định, dinh Thiên Yana là công trình thể hiện sự giao thoa Việt - Chăm tiêu biểu không chỉ của đảo Lý Sơn nói riêng mà cả Việt Nam nói chung.Đây cũng là một điểm tham quan lý thú mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm hòn đảo tuyệt đẹp này.
Nằm ở xóm Trung Yên, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, đền thờ Thần Thiên Yana hay còn gọi là Dinh Bà là nơi thờ Bà Thiên Yana - một vị thần được cư dân Việt và Chăm thờ phụng, và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần.
Dinh Bà được xây dựng từ thời gian nào đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc điểm di tích có thể khẳng định đây là một di tích thờ thần của người Champa, sau đó người Việt tu bổ, xây dựng có qui mô như hiện nay.
Nơi xây dinh xưa là một vùng gò đồi với nhiều cây cổ thụ to lớn, cành lá xum xê, nhân dân thường gọi là rừng Dinh. Hiện tại xung quanh dinh vẫn còn nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát cả một vùng.
Theo một số tài liệu ghi chép còn lưu giữ tại dinh Bà Lý Sơn thì trước đây dinh được lợp bằng tranh, đến năm Bảo Đại thứ 9 dân trong làng mới quyên góp tiền của và tiến hành sửa chữa trùng tu dinh. Đến năm Bảo Đại thứ 19 tiếp tục tu bổ dinh có kiếu trúc như ngày nay.
Dinh có kiến trúc hình chữ Tam chia làm 3 tòa: Tiền đường, chánh điện, hậu cung.
Kiến trúc bên ngoài của dinh là kiểu kiến trúc thời Nguyễn, thế kỷ 19.
Tại gian giữa chánh điện có bàn thờ và ngai thờ Bà. Hai bên ban thờ bà là hai ban thờ tiền hiền, hậu hiền.
Các ban thờ ngoài cùng ở hai bên chính điện là nơi thờ tiền vãng, hậu vãng, cô hồn. Các ban thờ đều có đầy đủ đồ thờ tự như: bình phong, bộ tam đồng.
Tại hậu cung thờ tượng Bà ở giữa, hai bên là tượng cô và cậu - đây là mô tuýp thờ thần Thiên Yana quen thuộc ở khu vực Nam Trung Bộ. Hậu cung chỉ mở cửa vào các dịp lễ.
Đặc biệt trong dinh có rất nhiều bức hoành phi và liễn đối.
Trước dinh có bình phong, trụ biểu, và một con nghê đá. Đây là một trong hai con nghê đá có niên đại thời Minh (Trung Quốc) hiện có tại đảo Lý Sơn, được trục vớt từ một thuyền buôn cổ bị đắm trong vùng.
Mái dinh trang trí các mô tuýp phổ biến trong kiến trúc thời Nguyễn.
Hàng năm tại đền Thiên yana đều có tổ chức các lễ chính như Lễ vía Bà, tổ chức tế xuân, tế thu và đặc biệt là sinh hoạt tế lễ trong những ngày Tết nguyên đán được Ban tế tự của làng tổ chức trang trọng, thể hiện nét sinh hoạt văn hoá tâm linh và sự cố kết cộng đồng bền chặt.
Có thể khẳng định, dinh Thiên Yana là công trình thể hiện sự giao thoa Việt - Chăm tiêu biểu không chỉ của đảo Lý Sơn nói riêng mà cả Việt Nam nói chung.
Đây cũng là một điểm tham quan lý thú mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm hòn đảo tuyệt đẹp này.