Vừa qua, cơ quan chức năng huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ công trình nhà vòm bê tông được xây dựng trên nền trầm tích núi lửa ở đảo Bé Lý Sơn với mục đích để du khách ngắm cảnh. Dư luận cho rằng, công trình bê tông trên bãi đá dung nham núi lửa có niên đại hàng triệu năm là phản cảm, có nguy cơ phá vỡ cảnh quan hoang sơ nơi đây.Theo đó, các bãi đá nham thạch là một cảnh quan đặc trưng của đảo Bé, một xã đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.Đây là những bãi đá đen bóng có hình thù đa dạng, nằm dọc theo đường bờ biển của hòn đảo. Theo các nhà khoa học, loại đá này được hình thành từ nham thạch trong các đợt phun trào cách đây trên dưới 30 triệu năm ở khu vực.Sau những vụ phun trào cổ xưa ấy, sự rắn lại đột ngột của nham thạch nóng chảy khi gặp nước biển đã tạo nên những hình dạng vô cùng bất ngờ của các phiến đá.Hiện tại, đảo Bé Lý Sơn là một trong những thắng cảnh nằm trong vùng lõi đang được Quảng Ngãi trình hồ sơ kiến nghị UNESCO xem xét, công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu.Theo khảo sát của các chuyện gia Viện Địa Chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, huyện đảo Lý Sơn có 10 miệng núi lửa cổ xưa, là những kiến tạo địa chất đặc sắc của khu vực Đông Nam Á.Trong số 10 miệng núi lửa này, có 6 miệng ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng còn lại ngầm dưới đáy biển.Những bãi đá nham thạch đen đã tạo nên dấu ấn của đảo Bé Lý Sơn trong lòng du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, có hàng triệu du khách đến đây để tham quan du lịch cũng như ngắm cảnh.Những tảng đá đen xen lẫn giữa bãi cát trắng và nước biển trong xanh khiến khung cảnh trở nên đặc biệt.Theo các chuyên gia, bãi đá trầm tích ở đảo Bé Lý Sơn có thể xem là "Viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa" hiếm hoi thế giới, vì thế mọi sự xây dựng, xâm hại hay thay đổi cần được xóa bỏ, trả lại vẻ hoang sơ cho các di sản này.
Mời bạn đọc xem video: Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch". Nguồn VTV
Vừa qua, cơ quan chức năng huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ công trình nhà vòm bê tông được xây dựng trên nền trầm tích núi lửa ở đảo Bé Lý Sơn với mục đích để du khách ngắm cảnh. Dư luận cho rằng, công trình bê tông trên bãi đá dung nham núi lửa có niên đại hàng triệu năm là phản cảm, có nguy cơ phá vỡ cảnh quan hoang sơ nơi đây.
Theo đó, các bãi đá nham thạch là một cảnh quan đặc trưng của đảo Bé, một xã đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đây là những bãi đá đen bóng có hình thù đa dạng, nằm dọc theo đường bờ biển của hòn đảo. Theo các nhà khoa học, loại đá này được hình thành từ nham thạch trong các đợt phun trào cách đây trên dưới 30 triệu năm ở khu vực.
Sau những vụ phun trào cổ xưa ấy, sự rắn lại đột ngột của nham thạch nóng chảy khi gặp nước biển đã tạo nên những hình dạng vô cùng bất ngờ của các phiến đá.
Hiện tại, đảo Bé Lý Sơn là một trong những thắng cảnh nằm trong vùng lõi đang được Quảng Ngãi trình hồ sơ kiến nghị UNESCO xem xét, công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu.
Theo khảo sát của các chuyện gia Viện Địa Chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, huyện đảo Lý Sơn có 10 miệng núi lửa cổ xưa, là những kiến tạo địa chất đặc sắc của khu vực Đông Nam Á.
Trong số 10 miệng núi lửa này, có 6 miệng ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng còn lại ngầm dưới đáy biển.
Những bãi đá nham thạch đen đã tạo nên dấu ấn của đảo Bé Lý Sơn trong lòng du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, có hàng triệu du khách đến đây để tham quan du lịch cũng như ngắm cảnh.
Những tảng đá đen xen lẫn giữa bãi cát trắng và nước biển trong xanh khiến khung cảnh trở nên đặc biệt.
Theo các chuyên gia, bãi đá trầm tích ở đảo Bé Lý Sơn có thể xem là "Viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa" hiếm hoi thế giới, vì thế mọi sự xây dựng, xâm hại hay thay đổi cần được xóa bỏ, trả lại vẻ hoang sơ cho các di sản này.
Mời bạn đọc xem video: Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch". Nguồn VTV