Gắn liền với chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong hàng trăm năm qua.Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh (bà nội của vua Thiệu Trị, cũng là người nuôi dưỡng vua Thiệu Trị, vì mẹ của vua mất sau khi sinh 13 ngày). Tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc.Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau, theo thứ tự từ dưới lên là Phật quá khứ Tì Bà Thi; Phật Thi Khi; Phật Thi Xá Phù; Phật câu Lưu Tôn; Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; Phật Ca Diếp. Tầng trên cùng thờ Trung Nhiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật; đứng hầu hai bên là Tôn Giả Ca Diếp và Tôn Giả An Nan.Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp Phước Duyên là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người. Theo dân gian đồn đại, một nguyên nhân khiến tháp đóng kín cửa là để bảo vệ bức tượng Phật bằng vàng khối ở đỉnh tháp.Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.Phía trước tháp trước kia có đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi). Trận bão năm 1904 đã làm ngôi đình bị sụp đổ hoàn toàn, nay vẫn còn dấu tích nền móng.Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Phước Duyên vẫn soi bóng xuống dòng sông Hương êm đềm, tạo nên một hình ảnh đi vào lòng người của xứ Huế thơ mộng.
Gắn liền với chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong hàng trăm năm qua.
Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh (bà nội của vua Thiệu Trị, cũng là người nuôi dưỡng vua Thiệu Trị, vì mẹ của vua mất sau khi sinh 13 ngày).
Tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc.
Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau, theo thứ tự từ dưới lên là Phật quá khứ Tì Bà Thi; Phật Thi Khi; Phật Thi Xá Phù; Phật câu Lưu Tôn; Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; Phật Ca Diếp. Tầng trên cùng thờ Trung Nhiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật; đứng hầu hai bên là Tôn Giả Ca Diếp và Tôn Giả An Nan.
Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp Phước Duyên là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.
Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người. Theo dân gian đồn đại, một nguyên nhân khiến tháp đóng kín cửa là để bảo vệ bức tượng Phật bằng vàng khối ở đỉnh tháp.
Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Phía trước tháp trước kia có đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi). Trận bão năm 1904 đã làm ngôi đình bị sụp đổ hoàn toàn, nay vẫn còn dấu tích nền móng.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Phước Duyên vẫn soi bóng xuống dòng sông Hương êm đềm, tạo nên một hình ảnh đi vào lòng người của xứ Huế thơ mộng.