1. Phòng ngủ của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiệu là căn phòng được bảo vệ cẩn mật bậc nhất Dinh Độc Lập xưa. Phòng này nằm ở góc phải của Dinh, diện tích khoảng 50 m2, có sàn ốp gỗ và nhiều đồ nội thất bằng gỗ, bài trí theo phong cách của thập niên 1970.Căn được chia làm hai phần chính, đầu tiên là nơi nghỉ ngơi với chiếc giường ngủ ở trung tâm. Cạnh đó có bộ bàn ghế nhỏ dùng để thư giãn và đọc sách.Phần còn lại là nơi uống trà, xem ti-vi với bộ bàn ghế sofa sang trọng. Ngoài ra còn có nhà tắm khép kín trang bị những nội thất tân tiến nhất của thập niên 1970.Màu sắc chủ đạo trong căn phòng của vợ chồng ông Thiệu là màu vàng. Nơi đây mở cửa phục du khách từ năm 1916.2. Cũng mở cửa cho du khách vào tham quan từ năm 2016, phòng làm việc của ông Nguyễn Cao Kỳ là một căn phòng đặc biệt khác của Dinh Độc Lâp. Căn phòng mang phong cách thập niên 1970, được chia ra làm hai phần.Bên trái căn phòng là nơi tiếp khách với các bộ bàn ghế sofa bọc vải vàng. Bức tường bên trái có bức ảnh khổ lớn về bãi biển miền Trung.Bên phải căn phòng là nơi làm việc của ông Nguyễn Cao Kỳ với chiếc bàn làm việc khá lớn.3. Hệ thống tầng hầm là một hạng mục quan trọng của Dinh Độc Lập, nơi dành cho giới chóp bu của chế độ Sài Gòn trú ẩn khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Công trình này được chia thành hàng chục căn phòng có chức năng khác nhau.Phòng trực chiến có hệ thông điện đài vô tuyến đặc biệt để điều hành tác chiến, liên lạc trực tiếp đến Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, tướng lĩnh ở các vùng chiến thuật.Phòng ngủ nằm liền kề phòng trực chiến. Nơi đây có chiếc giường nhỏ và chiếc bàn điện thoại ở bên cạnh. Các phòng trong hầm được thiết kế để chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.Phòng tham mưu tác chiến ở tầng hầm là nơi thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật. Thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạch hoạt động quân sự.Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.
1. Phòng ngủ của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiệu là căn phòng được bảo vệ cẩn mật bậc nhất Dinh Độc Lập xưa. Phòng này nằm ở góc phải của Dinh, diện tích khoảng 50 m2, có sàn ốp gỗ và nhiều đồ nội thất bằng gỗ, bài trí theo phong cách của thập niên 1970.
Căn được chia làm hai phần chính, đầu tiên là nơi nghỉ ngơi với chiếc giường ngủ ở trung tâm. Cạnh đó có bộ bàn ghế nhỏ dùng để thư giãn và đọc sách.
Phần còn lại là nơi uống trà, xem ti-vi với bộ bàn ghế sofa sang trọng. Ngoài ra còn có nhà tắm khép kín trang bị những nội thất tân tiến nhất của thập niên 1970.
Màu sắc chủ đạo trong căn phòng của vợ chồng ông Thiệu là màu vàng. Nơi đây mở cửa phục du khách từ năm 1916.
2. Cũng mở cửa cho du khách vào tham quan từ năm 2016, phòng làm việc của ông Nguyễn Cao Kỳ là một căn phòng đặc biệt khác của Dinh Độc Lâp. Căn phòng mang phong cách thập niên 1970, được chia ra làm hai phần.
Bên trái căn phòng là nơi tiếp khách với các bộ bàn ghế sofa bọc vải vàng. Bức tường bên trái có bức ảnh khổ lớn về bãi biển miền Trung.
Bên phải căn phòng là nơi làm việc của ông Nguyễn Cao Kỳ với chiếc bàn làm việc khá lớn.
3. Hệ thống tầng hầm là một hạng mục quan trọng của Dinh Độc Lập, nơi dành cho giới chóp bu của chế độ Sài Gòn trú ẩn khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Công trình này được chia thành hàng chục căn phòng có chức năng khác nhau.
Phòng trực chiến có hệ thông điện đài vô tuyến đặc biệt để điều hành tác chiến, liên lạc trực tiếp đến Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, tướng lĩnh ở các vùng chiến thuật.
Phòng ngủ nằm liền kề phòng trực chiến. Nơi đây có chiếc giường nhỏ và chiếc bàn điện thoại ở bên cạnh. Các phòng trong hầm được thiết kế để chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.
Phòng tham mưu tác chiến ở tầng hầm là nơi thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật. Thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạch hoạt động quân sự.
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.