Nhiều thế kỷ trước, khi các loại máy tính hiện đại chưa ra đời, người Việt đã sử dụng một công cụ tính toán thô sơ nhưng rất hiệu quả, có thể coi là “ông tổ” của máy tính thời nay, đó là bàn tính dùng hạt. (Hình chụp tại Bảo tàng TP HCM).Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, bàn tính có thể đã thịnh hành ở Trung Hoa từ thời nhà Tống và từ đó được đưa vào các nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Dụng cụ này thường được làm bằng khung gỗ với các hạt trượt trên trục gỗ.Có nhiều phiên bản bàn tính khác nhau, từ loại phổ thông 10 trục đến loại dành cho thương gia với 15 trục. Các hạt trong bàn tính được chia thành hai hàng trên dưới, cách phân chia số hạt ở mỗi hàng cũng khác nhau tùy phiên bản.Theo thứ tự được quy ước, các trục tương ứng với các cấp số từ đơn vị cơ bản đến chục, trăm, ngàn, vạn... Tùy vào con số và phép tính mà người sử dụng sẽ gạt các hạt bàn tính lên trên hoặc xuống dưới để ghi nhớ và tính toán.Mặc dù rất đơn giản nhưng bàn tính hạt có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia một cách chính xác. Đây từng là vật dụng bất khả ly thân của các thương nhân Việt Nam trong nhiều thế kỷ.Bàn tính chỉ đánh mất dần vị trí của mình kể từ cuối thế kỷ 19, khi máy tính cơ khí (như trong hình) được du nhập vào Việt Nam từ phương Tây. Đến giữa thế kỷ 20, máy tính điện tử xuất hiện và ngày nay ứng dụng tính toán hiện diện trên mọi thiết bị số cầm tay.Dù vậy, giữa làn sóng cách mạng công nghệ, bàn tính không bị bỏ xó mà vẫn được sử dụng ở nhiều nơi vì ưu điểm linh hoạt, chuẩn xác và không lo hỏng hóc. Ngoài ra, nhiều người cũng coi nó như một món đồ chơi giúp phát triển tư duy...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nhiều thế kỷ trước, khi các loại máy tính hiện đại chưa ra đời, người Việt đã sử dụng một công cụ tính toán thô sơ nhưng rất hiệu quả, có thể coi là “ông tổ” của máy tính thời nay, đó là bàn tính dùng hạt. (Hình chụp tại Bảo tàng TP HCM).
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, bàn tính có thể đã thịnh hành ở Trung Hoa từ thời nhà Tống và từ đó được đưa vào các nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Dụng cụ này thường được làm bằng khung gỗ với các hạt trượt trên trục gỗ.
Có nhiều phiên bản bàn tính khác nhau, từ loại phổ thông 10 trục đến loại dành cho thương gia với 15 trục. Các hạt trong bàn tính được chia thành hai hàng trên dưới, cách phân chia số hạt ở mỗi hàng cũng khác nhau tùy phiên bản.
Theo thứ tự được quy ước, các trục tương ứng với các cấp số từ đơn vị cơ bản đến chục, trăm, ngàn, vạn... Tùy vào con số và phép tính mà người sử dụng sẽ gạt các hạt bàn tính lên trên hoặc xuống dưới để ghi nhớ và tính toán.
Mặc dù rất đơn giản nhưng bàn tính hạt có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia một cách chính xác. Đây từng là vật dụng bất khả ly thân của các thương nhân Việt Nam trong nhiều thế kỷ.
Bàn tính chỉ đánh mất dần vị trí của mình kể từ cuối thế kỷ 19, khi máy tính cơ khí (như trong hình) được du nhập vào Việt Nam từ phương Tây. Đến giữa thế kỷ 20, máy tính điện tử xuất hiện và ngày nay ứng dụng tính toán hiện diện trên mọi thiết bị số cầm tay.
Dù vậy, giữa làn sóng cách mạng công nghệ, bàn tính không bị bỏ xó mà vẫn được sử dụng ở nhiều nơi vì ưu điểm linh hoạt, chuẩn xác và không lo hỏng hóc. Ngoài ra, nhiều người cũng coi nó như một món đồ chơi giúp phát triển tư duy...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.