Nằm ở phía Tây Nam Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu hay Hưng Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn - song thân của vua Gia Long.Miếu được xây trên một mặt bằng gần như vuông với kích thước 19m X 19,2m theo cấu trúc "trùng diêm trùng lương", là một tòa nhà kép với chính đường 3 gian 2 chái kép, tiền đường 5 gian 2 chái đơn, nền cao 0,68 m bó bằng đá Thanh, mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng.Đằng trước miếu có một hàng cột gồm đứng trên mặt sân được xây bằng xi măng giả đá. Ở đầu cột đắp hình hoa sen đỡ lấy cấu trúc gỗ phía trên.Ở phía trong, miếu được chống đỡ bằng 72 cột gỗ, chia thành 9 hàng từ trước đến sau và 8 hàng từ trái sang phải, kê chân trên đá tảng.Bộ vì kèo bằng gỗ đỡ phần mái ngói phía trên được chạm khắc rất tinh xảo.Hệ thống liên ba của miếu chia làm bốn tầng, mỗi tầng phân khoảng thành các ô hộc được trang trí theo lối Nhất thi Nhất họa khắc nổi nhiều chủ đề, mang đậm nét văn hóa cung đình.Trung tâm của tòa miếu là khám thờ bài vị của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế và Hoàng hậu - song thân của vua Gia Long.Sân trước Hưng Miếu có hình chữ nhật, được lát gạch bát tràng. Giữa sân là đường thần đạo lát bằng đá thanh, chạy từ bậc thềm ra đến cổng phía trước. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây cảnh đặt trên đôn bằng đá.Cổng chính của Hưng Miếu được xây kiểu tam quan với nhiều tầng mái bề thế, quy mô và kiểu thức rất giống cổng Thế Miếu.Hai bên tòa miếu có tường ngắn ngăn cách, ở giữa tường trổ hai cửa: Dục Khánh, Chương Khánh. Đi qua cửa Dục Khánh là Thần Khố (nhà kho), qua cửa Chương Khánh có nhà Thần Trù (nhà bếp).Bên trái khuôn viên miếu hiện vẫn còn hai bia đá: bia đá dựng năm 1804 khắc bài văn Ngự chế của Gia Long và bia đá dựng năm 1821 khắc bài văn Ngự chế của Minh Mạng nói lại lịch sử xây dựng Hưng Miếu và Thế Miếu.So với nhiều công trình khác của Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu có lịch sử khá đặc biệt. Theo sử sách, nguyễn Phúc Luân đáng lẽ là người lên ngôi chúa, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long tìm lại mộ cha và cho xây miếu để thờ.Việc xây dựng được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8/1804 trên địa điểm của Thế Miếu ngày nay, chính thức sử dụng từ tháng 3/1805. Ngôi miếu khi ấy có tên là Hoàng Khảo Miếu (ngôi miếu dùng để thờ phụng vua cha).Đến năm 1821, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo Miếu lùi về phía sau địa điểm cũ 50m để sử dụng khu đất của Hoàng Khảo Miếu xây Thế Miếu. Công việc di dời diễn ra từ ngày 23/3 - 16/4/1821. Sau khi hoàn tất vua cho đổi tên khu miếu thành Hưng Tổ Miếu.Theo định chế của nhà Nguyễn, lễ tế ở Hưng Miếu được tổ chức mỗi năm 5 lần tương tự như ở Thế Miếu.Tháng 2/1947, trong bối cảnh chiến tranh, Hưng Miếu bị đốt cháy cùng nhiều cung điện khác trong Hoàng thành. Đến năm 1950, cựu hoàng Bảo Đại về Huế mua lại An Khánh Vương từ (nơi thờ con trai thứ 12 của vua Gia Long) với giá 300.000 đồng (tiền lúc ấy) để dựng lại thành Hưng Miếu mới.Việc di dời An Khánh Vương từ và tái lập Hưng Miếu được thực hiện năm 1951. Về cơ bản, Hưng Miếu kế thừa kiến trúc của An Khánh Vương từ. Nhưng vì mặt bằng của Hưng Miếu cũ nhỏ hơn nên khi xây dựng người ta buộc phải di dời hai hàng cột mỗi bên và cắt bớt một số mái ở cả hai bên.Đến năm 1995, Hưng Tổ Miếu lại được tu bổ thêm một lần nữa. Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng.Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế bằng công nghệ 3D.
Nằm ở phía Tây Nam Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu hay Hưng Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn - song thân của vua Gia Long.
Miếu được xây trên một mặt bằng gần như vuông với kích thước 19m X 19,2m theo cấu trúc "trùng diêm trùng lương", là một tòa nhà kép với chính đường 3 gian 2 chái kép, tiền đường 5 gian 2 chái đơn, nền cao 0,68 m bó bằng đá Thanh, mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng.
Đằng trước miếu có một hàng cột gồm đứng trên mặt sân được xây bằng xi măng giả đá. Ở đầu cột đắp hình hoa sen đỡ lấy cấu trúc gỗ phía trên.
Ở phía trong, miếu được chống đỡ bằng 72 cột gỗ, chia thành 9 hàng từ trước đến sau và 8 hàng từ trái sang phải, kê chân trên đá tảng.
Bộ vì kèo bằng gỗ đỡ phần mái ngói phía trên được chạm khắc rất tinh xảo.
Hệ thống liên ba của miếu chia làm bốn tầng, mỗi tầng phân khoảng thành các ô hộc được trang trí theo lối Nhất thi Nhất họa khắc nổi nhiều chủ đề, mang đậm nét văn hóa cung đình.
Trung tâm của tòa miếu là khám thờ bài vị của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế và Hoàng hậu - song thân của vua Gia Long.
Sân trước Hưng Miếu có hình chữ nhật, được lát gạch bát tràng. Giữa sân là đường thần đạo lát bằng đá thanh, chạy từ bậc thềm ra đến cổng phía trước. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây cảnh đặt trên đôn bằng đá.
Cổng chính của Hưng Miếu được xây kiểu tam quan với nhiều tầng mái bề thế, quy mô và kiểu thức rất giống cổng
Thế Miếu.
Hai bên tòa miếu có tường ngắn ngăn cách, ở giữa tường trổ hai cửa: Dục Khánh, Chương Khánh. Đi qua cửa Dục Khánh là Thần Khố (nhà kho), qua cửa Chương Khánh có nhà Thần Trù (nhà bếp).
Bên trái khuôn viên miếu hiện vẫn còn hai bia đá: bia đá dựng năm 1804 khắc bài văn Ngự chế của Gia Long và bia đá dựng năm 1821 khắc bài văn Ngự chế của Minh Mạng nói lại lịch sử xây dựng Hưng Miếu và
Thế Miếu.
So với nhiều công trình khác của Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu có lịch sử khá đặc biệt. Theo sử sách, nguyễn Phúc Luân đáng lẽ là người lên ngôi chúa, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long tìm lại mộ cha và cho xây miếu để thờ.
Việc xây dựng được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8/1804 trên địa điểm của
Thế Miếu ngày nay, chính thức sử dụng từ tháng 3/1805. Ngôi miếu khi ấy có tên là Hoàng Khảo Miếu (ngôi miếu dùng để thờ phụng vua cha).
Đến năm 1821, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo Miếu lùi về phía sau địa điểm cũ 50m để sử dụng khu đất của Hoàng Khảo Miếu xây
Thế Miếu. Công việc di dời diễn ra từ ngày 23/3 - 16/4/1821. Sau khi hoàn tất vua cho đổi tên khu miếu thành Hưng Tổ Miếu.
Theo định chế của nhà Nguyễn, lễ tế ở Hưng Miếu được tổ chức mỗi năm 5 lần tương tự như ở Thế Miếu.
Tháng 2/1947, trong bối cảnh chiến tranh, Hưng Miếu bị đốt cháy cùng nhiều cung điện khác trong Hoàng thành. Đến năm 1950, cựu hoàng Bảo Đại về Huế mua lại An Khánh Vương từ (nơi thờ con trai thứ 12 của vua Gia Long) với giá 300.000 đồng (tiền lúc ấy) để dựng lại thành Hưng Miếu mới.
Việc di dời An Khánh Vương từ và tái lập Hưng Miếu được thực hiện năm 1951. Về cơ bản, Hưng Miếu kế thừa kiến trúc của An Khánh Vương từ. Nhưng vì mặt bằng của Hưng Miếu cũ nhỏ hơn nên khi xây dựng người ta buộc phải di dời hai hàng cột mỗi bên và cắt bớt một số mái ở cả hai bên.
Đến năm 1995, Hưng Tổ Miếu lại được tu bổ thêm một lần nữa. Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế bằng công nghệ 3D.