Thành nhà Mạc ở TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là một trong những di tích quý giá còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Được nhà Mạc dựng từ cuối thế kỷ 16 trong thời chiến tranh Lê Mạc, thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,5 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một cổng vòm bán nguyệt. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước. Do những biến động lịch sử mà hiện nay thành chỉ còn lại một số công trinhg khi xưa, gồm hai cổng thành phía Tây và phía Nam và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m. Trong ảnh là cổng Tây nằm giữa vòng xoay ở ngã tư Bình Thuận - Tân Trào.
Cổng Nam nằm giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Lương Sơn Tuyết, cạnh chợ Tam Cờ, là nơi họp chợ hàng ngày của bà con tiểu thương trong khu vực.
Đoạn tường thành còn lại nằm trên góc đường Bình Thuận - Lương Sơn Tuyết.Gạch xây thành là loại gạch có kích thước lớn, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ.
Trong quá khứ, tòa thành là nơi diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.
Năm 2010, thành nhà Mạc ở Tuyên Quang đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi các phương tiện truyền thông cho rằng tòa thành cổ 5 thế kỷ này đã biến thành... "lò gạch 1 ngày tuổi" sau khi được tỉnh Tuyên Quang cho trùng tu.
Theo đó, việc trùng tu đã khiến công trình biến dạng, mất đi vẻ cổ kính. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do hóa chất diệt cây dại. Thay vào đó là những kiến trúc mới, chát bằng gạch vữa trắng toát. Hình dáng của cổng thành phía Tây cũng thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải dỡ gạch hai bên tường thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ.Tuy nhiên, cũng có ý kiến bảo vệ việc trùng tu thành cổ. Trên báo điện tử VOV, Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Lâm Biền cho rằng: "...về cơ bản, việc trùng tu đã thành công vì nó đã làm đúng quy trình, giữ được tối đa những vật liệu cũ. Và nhiều khi dư luận cứ nói quá lên! Di tích là cái thành chứ không phải là cái cây. Cái cây là cái ăn bám vào thành nên bắt buộc phải bỏ đi nếu không thành sẽ đổ".
Sau khi nhận những ý kiến từ dư luận, chủ đầu tư dự án trùng tu thành cổ Tuyên Quang là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trả lời: "Sở cũng thừa nhận nhiều cái bất cập trong quá trình triển khai dự án trùng tu tôn tạo một di tích quốc gia như vậy".
Thành nhà Mạc ở TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là một trong những di tích quý giá còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Được nhà Mạc dựng từ cuối thế kỷ 16 trong thời chiến tranh Lê Mạc, thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,5 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một cổng vòm bán nguyệt. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước.
Do những biến động lịch sử mà hiện nay thành chỉ còn lại một số công trinhg khi xưa, gồm hai cổng thành phía Tây và phía Nam và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m. Trong ảnh là cổng Tây nằm giữa vòng xoay ở ngã tư Bình Thuận - Tân Trào.
Cổng Nam nằm giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Lương Sơn Tuyết, cạnh chợ Tam Cờ, là nơi họp chợ hàng ngày của bà con tiểu thương trong khu vực.
Đoạn tường thành còn lại nằm trên góc đường Bình Thuận - Lương Sơn Tuyết.
Gạch xây thành là loại gạch có kích thước lớn, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ.
Trong quá khứ, tòa thành là nơi diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.
Năm 2010, thành nhà Mạc ở Tuyên Quang đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi các phương tiện truyền thông cho rằng tòa thành cổ 5 thế kỷ này đã biến thành... "lò gạch 1 ngày tuổi" sau khi được tỉnh Tuyên Quang cho trùng tu.
Theo đó, việc trùng tu đã khiến công trình biến dạng, mất đi vẻ cổ kính. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do hóa chất diệt cây dại. Thay vào đó là những kiến trúc mới, chát bằng gạch vữa trắng toát.
Hình dáng của cổng thành phía Tây cũng thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải dỡ gạch hai bên tường thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến bảo vệ việc trùng tu thành cổ. Trên báo điện tử VOV, Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Lâm Biền cho rằng: "...về cơ bản, việc trùng tu đã thành công vì nó đã làm đúng quy trình, giữ được tối đa những vật liệu cũ. Và nhiều khi dư luận cứ nói quá lên! Di tích là cái thành chứ không phải là cái cây. Cái cây là cái ăn bám vào thành nên bắt buộc phải bỏ đi nếu không thành sẽ đổ".
Sau khi nhận những ý kiến từ dư luận, chủ đầu tư dự án trùng tu thành cổ Tuyên Quang là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trả lời: "Sở cũng thừa nhận nhiều cái bất cập trong quá trình triển khai dự án trùng tu tôn tạo một di tích quốc gia như vậy".