Thôn Bá Lam 2, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, Hòa Bình từ lâu nay đã được giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam biết đến với sự tồn tại của một tòa thành cổ bí ẩn có niên đại từ nhiều thế kỷ nay. Dấu tích quan trọng nhất của tòa thành này là cánh cổng phía Tây, còn giữ được cấu trúc khá nguyên vẹn. Đây cũng là chiếc cổng duy nhất còn sót lại của tòa thành.Cổng có dạng vòm cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, được xây bằng gạch.
Loại gạch dùng để xây cổng là gạch nung dạng vuông, dẹt, có kích thước khoảng 25 x 30cm, dày từ 5-7cm.
Phía bên trong vòm cổng vẫn còn dấu tích của hệ thống cửa thành với các mộng cửa làm bằng những khối đá lớn ở giữa có đục lỗ.
Hệ thống tường thành vẫn tồn tại rải rác nhiều đoạn. Các bức tường này được đắp bằng đất, bên ngoài được bọc bằng những khối đá ong để tăng sự vững chắc - một cách thức xây thành quen thuộc của người xưa.
Loại đá ong dùng để xây thành được khai thác ngay tại địa phương, được tạc thành các khối chữ nhật kích thước khoảng 3050cm, dày 10-12cm. Mặt phía Bắc của thành chạy dọc bờ sông, trong khi ba mặt được đào nhân tạo. Các hào này vẫn còn, hiện được dùng làm nơi trồng sen, thả cá.Về giá trị quân sự, thành nằm ở một vị trí khá chiến lược, án ngữ con đường từ phía Nam vào Hà Đông và Hà Nội ngày nay. Theo các bậc cao niên, vào thập niên 1960-1970 thành vẫn còn cổng phía Nam, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn. Trong thành còn dấu vết của một hệ thống nhà cửa.
Trong những thập niên sau đó, do không được quản lý, bảo vệ nên thành đã bị người dân cậy gạch ở tường về làm vật liệu xây dựng, các nền móng bị phá dỡ để làm đất trồng trọt… khiến tòa thành bị hủy hoại nặng nề. Hiện nay, nguồn gốc tòa thành này vẫn là một ẩn số. Người dân địa phương vẫn gọi ngôi thành cổ là “thành nhà Mạc”. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu lịch sử để nào chứng thực được cho điều này.
Thôn Bá Lam 2, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, Hòa Bình từ lâu nay đã được giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam biết đến với sự tồn tại của một tòa thành cổ bí ẩn có niên đại từ nhiều thế kỷ nay.
Dấu tích quan trọng nhất của tòa thành này là cánh cổng phía Tây, còn giữ được cấu trúc khá nguyên vẹn. Đây cũng là chiếc cổng duy nhất còn sót lại của tòa thành.
Cổng có dạng vòm cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, được xây bằng gạch.
Loại gạch dùng để xây cổng là gạch nung dạng vuông, dẹt, có kích thước khoảng 25 x 30cm, dày từ 5-7cm.
Phía bên trong vòm cổng vẫn còn dấu tích của hệ thống cửa thành với các mộng cửa làm bằng những khối đá lớn ở giữa có đục lỗ.
Hệ thống tường thành vẫn tồn tại rải rác nhiều đoạn. Các bức tường này được đắp bằng đất, bên ngoài được bọc bằng những khối đá ong để tăng sự vững chắc - một cách thức xây thành quen thuộc của người xưa.
Loại đá ong dùng để xây thành được khai thác ngay tại địa phương, được tạc thành các khối chữ nhật kích thước khoảng 3050cm, dày 10-12cm.
Mặt phía Bắc của thành chạy dọc bờ sông, trong khi ba mặt được đào nhân tạo. Các hào này vẫn còn, hiện được dùng làm nơi trồng sen, thả cá.
Về giá trị quân sự, thành nằm ở một vị trí khá chiến lược, án ngữ con đường từ phía Nam vào Hà Đông và Hà Nội ngày nay.
Theo các bậc cao niên, vào thập niên 1960-1970 thành vẫn còn cổng phía Nam, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn. Trong thành còn dấu vết của một hệ thống nhà cửa.
Trong những thập niên sau đó, do không được quản lý, bảo vệ nên thành đã bị người dân cậy gạch ở tường về làm vật liệu xây dựng, các nền móng bị phá dỡ để làm đất trồng trọt… khiến tòa thành bị hủy hoại nặng nề.
Hiện nay, nguồn gốc tòa thành này vẫn là một ẩn số. Người dân địa phương vẫn gọi ngôi thành cổ là “thành nhà Mạc”. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu lịch sử để nào chứng thực được cho điều này.