1. Không chỉ là một hiện vật quý giá của vua triều Nguyễn, tượng đồng của vua Khải Định (từng được đặt tại lăng Khải Định, gần đây đã chuyển về cung An Định ở Huế) còn giúp hậu thế có được một hình dung trực quan về diện mạo của vị vua này lúc sinh thời.Bức tượng này được các nhà điêu khắc Pháp tạc vào khoảng năm 1918, sau đó được thợ đúc đồng người Việt tổ chức đúc tại Huế. Được tạc theo phong cách tả thực hiện đại, tượng cao 1m60, bằng kích thước người thực.Trang phục của Vua Khải Định được thể hiện qua bức tượng với đầu đội mũ kiểu khăn xếp truyền thống, áo khoác ngoài kiểu Tây nhưng có trang trí họa tiết cung đình. Là một hoàng đế nước Nam, nhưng ông được tạo dáng y như một võ quan châu Âu.Có thể nói, bức tượng là minh chứng sống động cho gu thời trang đặc biệt, đã làm các sử gia tốn khá nhiều giấy mực của vua Khải Định.2. Theo quan niệm của các nhà cai trị thời phong kiến, bảo kiếm là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí quốc gia. Ngày nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ An dân bảo kiếm - thanh bảo kiếm của vua Khải Định (thanh kiếm phía dưới trong bức ảnh).An dân bảo kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, trọng lượng 580 gram, được chế tác rất tinh xảo từ các chất liệt sắt, vàng, ngọc, đồi mồi.Rồng là hình tượng trang trí nổi bật, được đặt ở đốc kiếm và các phần bọc vàng ở vỏ kiếm.Hình tượng đầu hổ ở chuôi kiếm. Hai mắt hổ là hai viên ngọc. Sau một thế kỷ tồn tại, thanh kiếm này vẫn được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.3. Được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, long sàng của vua Khải Định là một hiện vật lịch sử lý thú gắn với cuộc đời vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.Chiếc long sàng này được làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng lộng lẫy, mang hơi hướng thiết kế của nội thất châu Âu thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khác với kiểu giường có lọng che truyền thống của giới quý tộc Việt xưa.Điểm nhấn của chiếc giường dành cho vua là những họa tiết trang trí đậm chất cung đình phương Đông. Hình tượng chủ đạo là hình tượng rồng - biểu tượng cho quyền lực của vua, được thể hiện với nhiều dáng vẻ phong phú.Chân giường được tạo hình hoa lá theo mô-típ Tây phương. Có thể nói, chiếc long sàng phản ánh khá rõ lối sống của vua Khải Định, một vị vua Việt rất chuộng các giá trị tân thời phương Tây.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
1. Không chỉ là một hiện vật quý giá của vua triều Nguyễn, tượng đồng của vua Khải Định (từng được đặt tại lăng Khải Định, gần đây đã chuyển về cung An Định ở Huế) còn giúp hậu thế có được một hình dung trực quan về diện mạo của vị vua này lúc sinh thời.
Bức tượng này được các nhà điêu khắc Pháp tạc vào khoảng năm 1918, sau đó được thợ đúc đồng người Việt tổ chức đúc tại Huế. Được tạc theo phong cách tả thực hiện đại, tượng cao 1m60, bằng kích thước người thực.
Trang phục của Vua Khải Định được thể hiện qua bức tượng với đầu đội mũ kiểu khăn xếp truyền thống, áo khoác ngoài kiểu Tây nhưng có trang trí họa tiết cung đình. Là một hoàng đế nước Nam, nhưng ông được tạo dáng y như một võ quan châu Âu.
Có thể nói, bức tượng là minh chứng sống động cho gu thời trang đặc biệt, đã làm các sử gia tốn khá nhiều giấy mực của vua Khải Định.
2. Theo quan niệm của các nhà cai trị thời phong kiến, bảo kiếm là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí quốc gia. Ngày nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ An dân bảo kiếm - thanh bảo kiếm của vua Khải Định (thanh kiếm phía dưới trong bức ảnh).
An dân bảo kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, trọng lượng 580 gram, được chế tác rất tinh xảo từ các chất liệt sắt, vàng, ngọc, đồi mồi.
Rồng là hình tượng trang trí nổi bật, được đặt ở đốc kiếm và các phần bọc vàng ở vỏ kiếm.
Hình tượng đầu hổ ở chuôi kiếm. Hai mắt hổ là hai viên ngọc. Sau một thế kỷ tồn tại, thanh kiếm này vẫn được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.
3. Được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, long sàng của vua Khải Định là một hiện vật lịch sử lý thú gắn với cuộc đời vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.
Chiếc long sàng này được làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng lộng lẫy, mang hơi hướng thiết kế của nội thất châu Âu thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khác với kiểu giường có lọng che truyền thống của giới quý tộc Việt xưa.
Điểm nhấn của chiếc giường dành cho vua là những họa tiết trang trí đậm chất cung đình phương Đông. Hình tượng chủ đạo là hình tượng rồng - biểu tượng cho quyền lực của vua, được thể hiện với nhiều dáng vẻ phong phú.
Chân giường được tạo hình hoa lá theo mô-típ Tây phương. Có thể nói, chiếc long sàng phản ánh khá rõ lối sống của vua Khải Định, một vị vua Việt rất chuộng các giá trị tân thời phương Tây.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.