Năm 2023 là một năm đáng ghi nhớ đối với công tác bảo tồn loài voi ở Việt Nam. Đây là năm mà voi nhà tại các địa điểm du lịch ở Tây Nguyên như Buôn Đôn, hồ Lắk... chính thức dừng cõng khách, chuyển sang mô hình du lịch thân thiện.Với sự thay đổi này, hình ảnh những chú voi đeo chiếc bành trên lưng, chở các nhóm du khách rong ruổi trên các nẻo đường sẽ chỉ còn là dĩ vãng.Trước đó, trong nhiều năm, trên các diễn đàn, mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã xuất hiện nhiều ý kiến phản đối hình thức du lịch cưỡi voi.Các nhà bảo tồn cho rằng kiểu khai thác voi này là một hành vi ngược đãi, đi ngược lại với với những nỗ lực bảo tồn loài động vật đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới.Cụ thể, để voi chấp nhận cho người cưỡi trên lưng, chúng phải được thuần hóa từ nhỏ. Để huấn luyện, nài voi sẽ dùng roi và gậy để đưa con vật vào nề nếp. Quá trình này sẽ gây ra nhiều tổn thương về thể chất cũng như tinh thần cho voi.Bên cạnh đó, việc cưỡi lên lưng voi về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cột sống của chúng, bởi vì cấu tạo xương sống của voi không hề phù hợp cho việc cưỡi.Khi được phỏng vấn, nhiều người từng cưỡi voi đều trả lời rằng, nếu họ biết voi phải chịu đựng nhiều đau đớn như vậy, họ sẽ không bao giờ trải nghiệm dịch vụ cưỡi voi.Trở lại với câu chuyện của voi nhà Việt Nam, ngoài việc dừng cõng khách, voi cũng sẽ không được sử dụng để diễu hành trên đường phố, mà chỉ có các hoạt động tương tác thân thiện với voi.Các hoạt động có voi tham gia sẽ không gây ảnh hưởng đến phúc lợi của voi, hoặc thay bằng các phương án phù hợp hơn. Các trò chơi tương tác phải ít tác động nhất đến tinh thần, tâm sinh lý của voi, không gây ức chế hoặc đau đớn cho voi.Chỉ sử dụng voi trong các hoạt động khai mạc, bế mạc hoặc các hoạt động tương tác thân thiện với voi và các hoạt động mang tính chất giáo dục môi trường...Được biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – địa phương tập trung phần lớn voi nhà ở Việt Nam - hiện tại chỉ còn trên 30 con voi nhà và khoảng 80 đến 100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980.Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ và ý thức của người nuôi được nâng lên, voi Đắk Lắk được tạo điều kiện hơn trong việc sinh sản nhưng vẫn bất thành. Vì vậy, số phận của đàn voi nhà Việt Nam trong tương lai vẫn rất mong manh...Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.
Năm 2023 là một năm đáng ghi nhớ đối với công tác bảo tồn loài voi ở Việt Nam. Đây là năm mà voi nhà tại các địa điểm du lịch ở Tây Nguyên như Buôn Đôn, hồ Lắk... chính thức dừng cõng khách, chuyển sang mô hình du lịch thân thiện.
Với sự thay đổi này, hình ảnh những chú voi đeo chiếc bành trên lưng, chở các nhóm du khách rong ruổi trên các nẻo đường sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Trước đó, trong nhiều năm, trên các diễn đàn, mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã xuất hiện nhiều ý kiến phản đối hình thức du lịch cưỡi voi.
Các nhà bảo tồn cho rằng kiểu khai thác voi này là một hành vi ngược đãi, đi ngược lại với với những nỗ lực bảo tồn loài động vật đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới.
Cụ thể, để voi chấp nhận cho người cưỡi trên lưng, chúng phải được thuần hóa từ nhỏ. Để huấn luyện, nài voi sẽ dùng roi và gậy để đưa con vật vào nề nếp. Quá trình này sẽ gây ra nhiều tổn thương về thể chất cũng như tinh thần cho voi.
Bên cạnh đó, việc cưỡi lên lưng voi về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cột sống của chúng, bởi vì cấu tạo xương sống của voi không hề phù hợp cho việc cưỡi.
Khi được phỏng vấn, nhiều người từng cưỡi voi đều trả lời rằng, nếu họ biết voi phải chịu đựng nhiều đau đớn như vậy, họ sẽ không bao giờ trải nghiệm dịch vụ cưỡi voi.
Trở lại với câu chuyện của voi nhà Việt Nam, ngoài việc dừng cõng khách, voi cũng sẽ không được sử dụng để diễu hành trên đường phố, mà chỉ có các hoạt động tương tác thân thiện với voi.
Các hoạt động có voi tham gia sẽ không gây ảnh hưởng đến phúc lợi của voi, hoặc thay bằng các phương án phù hợp hơn. Các trò chơi tương tác phải ít tác động nhất đến tinh thần, tâm sinh lý của voi, không gây ức chế hoặc đau đớn cho voi.
Chỉ sử dụng voi trong các hoạt động khai mạc, bế mạc hoặc các hoạt động tương tác thân thiện với voi và các hoạt động mang tính chất giáo dục môi trường...
Được biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – địa phương tập trung phần lớn voi nhà ở Việt Nam - hiện tại chỉ còn trên 30 con voi nhà và khoảng 80 đến 100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980.
Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ và ý thức của người nuôi được nâng lên, voi Đắk Lắk được tạo điều kiện hơn trong việc sinh sản nhưng vẫn bất thành. Vì vậy, số phận của đàn voi nhà Việt Nam trong tương lai vẫn rất mong manh...
Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.