Tể tướng Nguyễn Quý Đức (1648-1720) hiệu là Đường Hiên, tự Bản Nhân, người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Nam (nay thuộc Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình quan lại danh tiếng.Nguyễn Quý Đức nổi tiếng là người tài cao, học rộng. Năm 16 tuổi ông đã đỗ Hương Cống (cử nhân), 23 tuổi vào Ban thị nội văn chức, 29 tuổi đỗ Đình nguyên Thám hoa, được bổ Hàn lâm Đãi chế. 42 năm làm quan, trong đó 10 năm liền làm Tể tướng, ông đã góp nhiều cho việc trị quốc an dân. (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý).Nguyễn Quý Đức là vị quan tài giỏi, nhưng sống khoan hòa, đôn hậu, gần dân. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Triều đình có chế tác gì lớn, phần nhiều do tay ông thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu...". (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý)Khi làm quan, ông chủ trương cấm những việc phiền hà, sách nhiễu dân, khoan hồng với những người thiếu thuế và trợ giúp dân nghèo.Nguyễn Quý Đức là một nhà văn hóa lớn, hết sức coi trọng việc đào tạo nhân tài. Được giao trông coi Quốc Tử Giám, ông trực tiếp chỉ đạo việc lựa chọn người dạy và học, đích thân xuống nhiều trấn xem xét việc tuyển giám sinh. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).Nhà Lý xây Văn Miếu năm 1070, Trường Quốc học năm 1076, sau một thời gian dài trở nên hoang tàn. Ông đã xin triều đình cho trùng tu, gần như xây mới hoàn toàn, khang trang bề thế hơn. Số tiền cấp ít ỏi, ông quyên góp và bỏ tiền riêng cho đủ kinh phí. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).Sau hai năm vất vả, Quốc Tử Giám được sửa sang lại khang trang hơn: dựng điện Đại Thành và hai bên tả hữu vu, trang trí lại nhà Thái học, dựng 21 bia tiến sĩ mới còn thiếu. Mặc dù bận công việc của Tể tướng, ông vẫn trực tiếp theo dõi tỉ mỉ mọi việc và đích thân san nhuận từng văn bia một. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).Khi tuổi đã cao, Tể tướng Nguyễn Quý Đức xin về nghỉ hưu. Ông phải ba lần làm khải dâng mới được chấp nhận. Ngày về hưu, ông được vua Lê tự tay ban cho bốn chữ "Thái sơn Bắc đẩu", hàm Thái phó Quốc lão. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).Về hưu, ông lại ra đồng bàn luận công việc với dân làng, lấy 10 mẫu đất được triều đình ban cho đem tặng dân làng, trong đó dùng 4 mẫu để mở chợ Thánh Nguyên, tức chợ Mỗ ngày nay."Đức quý" của Tể tướng Nguyễn Quý Đức còn truyền lại cho cháu con. Con trai ông là Nguyễn Quý Ân thi đậu tiến sĩ, cháu nội là Nguyễn Quý Kính đỗ hương cống, đều làm quan trong triều và khi mất đi đều được tôn là phúc thần. (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý)Mời độc giả xem video:Nâng tầm giá trị trái vải. Nguồn: VTV24.
Tể tướng Nguyễn Quý Đức (1648-1720) hiệu là Đường Hiên, tự Bản Nhân, người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Nam (nay thuộc Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình quan lại danh tiếng.
Nguyễn Quý Đức nổi tiếng là người tài cao, học rộng. Năm 16 tuổi ông đã đỗ Hương Cống (cử nhân), 23 tuổi vào Ban thị nội văn chức, 29 tuổi đỗ Đình nguyên Thám hoa, được bổ Hàn lâm Đãi chế. 42 năm làm quan, trong đó 10 năm liền làm Tể tướng, ông đã góp nhiều cho việc trị quốc an dân. (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý).
Nguyễn Quý Đức là vị quan tài giỏi, nhưng sống khoan hòa, đôn hậu, gần dân. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Triều đình có chế tác gì lớn, phần nhiều do tay ông thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu...". (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý)
Khi làm quan, ông chủ trương cấm những việc phiền hà, sách nhiễu dân, khoan hồng với những người thiếu thuế và trợ giúp dân nghèo.
Nguyễn Quý Đức là một nhà văn hóa lớn, hết sức coi trọng việc đào tạo nhân tài. Được giao trông coi Quốc Tử Giám, ông trực tiếp chỉ đạo việc lựa chọn người dạy và học, đích thân xuống nhiều trấn xem xét việc tuyển giám sinh. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).
Nhà Lý xây Văn Miếu năm 1070, Trường Quốc học năm 1076, sau một thời gian dài trở nên hoang tàn. Ông đã xin triều đình cho trùng tu, gần như xây mới hoàn toàn, khang trang bề thế hơn. Số tiền cấp ít ỏi, ông quyên góp và bỏ tiền riêng cho đủ kinh phí. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).
Sau hai năm vất vả, Quốc Tử Giám được sửa sang lại khang trang hơn: dựng điện Đại Thành và hai bên tả hữu vu, trang trí lại nhà Thái học, dựng 21 bia tiến sĩ mới còn thiếu. Mặc dù bận công việc của Tể tướng, ông vẫn trực tiếp theo dõi tỉ mỉ mọi việc và đích thân san nhuận từng văn bia một. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).
Khi tuổi đã cao, Tể tướng Nguyễn Quý Đức xin về nghỉ hưu. Ông phải ba lần làm khải dâng mới được chấp nhận. Ngày về hưu, ông được vua Lê tự tay ban cho bốn chữ "Thái sơn Bắc đẩu", hàm Thái phó Quốc lão. (Ảnh:Văn miếu Quốc Tử Giám).
Về hưu, ông lại ra đồng bàn luận công việc với dân làng, lấy 10 mẫu đất được triều đình ban cho đem tặng dân làng, trong đó dùng 4 mẫu để mở chợ Thánh Nguyên, tức chợ Mỗ ngày nay.
"Đức quý" của Tể tướng Nguyễn Quý Đức còn truyền lại cho cháu con. Con trai ông là Nguyễn Quý Ân thi đậu tiến sĩ, cháu nội là Nguyễn Quý Kính đỗ hương cống, đều làm quan trong triều và khi mất đi đều được tôn là phúc thần. (Ảnh: Đền thờ dòng họ Nguyễn Quý)
Mời độc giả xem video:Nâng tầm giá trị trái vải. Nguồn: VTV24.