Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình. Ảnh: Cổng tam quan chùa Bích Động.Chùa Bích Động vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Ảnh: Chùa Hạ, một trong ba chùa của quần thể chùa Bích Động, nằm dưới chân núi Bích Động.Năm 1705, có hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Ảnh: Bia công đức ở chùa Hạ.Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Ảnh: Khánh đá cổ và tháp Tổ sau chùa Hạ.Lúc đó, ngôi chùa mang tên "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng"- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Ành: Các bậc thang dẫn từ chùa Hạ lên chùa Trung.Năm 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Ảnh: Chùa Trung.Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Ảnh: Chính điện chùa Trung.Cả ba ngôi chùa đều dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao, điển hình của kiến trúc chùa Việt. Ảnh: Chùa Thượng.Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Ảnh: Một góc động Tối.Đây chính là nét độc đáo của chùa Bích Động là núi, khi động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục. Ảnh: Lối vào động Tối bên chùa Trung.Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam. Ảnh: Một phần kiến trúc của chùa Trung nằm trong động Tối.Xét về thế đất, thế núi, Bích Động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Đứng trên chùa Thượng, điểm cao nhất của Bích Động có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của núi Bích Động.Chùa Bích Động cũng là nơi lưu giữ cổ vật, tác phẩm điêu khắc có giá trị thuộc nhiều triều đại khác nhau.Ngày nay, ngôi chùa là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.Có thể nói, chùa Bích Động là một danh thắng tiêu biểu mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm đất Ninh Bình.
Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình. Ảnh: Cổng tam quan chùa Bích Động.
Chùa Bích Động vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Ảnh: Chùa Hạ, một trong ba chùa của quần thể chùa Bích Động, nằm dưới chân núi Bích Động.
Năm 1705, có hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Ảnh: Bia công đức ở chùa Hạ.
Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Ảnh: Khánh đá cổ và tháp Tổ sau chùa Hạ.
Lúc đó, ngôi chùa mang tên "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng"- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Ành: Các bậc thang dẫn từ chùa Hạ lên chùa Trung.
Năm 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Ảnh: Chùa Trung.
Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Ảnh: Chính điện chùa Trung.
Cả ba ngôi chùa đều dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao, điển hình của kiến trúc chùa Việt. Ảnh: Chùa Thượng.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Ảnh: Một góc động Tối.
Đây chính là nét độc đáo của chùa Bích Động là núi, khi động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục. Ảnh: Lối vào động Tối bên chùa Trung.
Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam. Ảnh: Một phần kiến trúc của chùa Trung nằm trong động Tối.
Xét về thế đất, thế núi, Bích Động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Đứng trên chùa Thượng, điểm cao nhất của Bích Động có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của núi Bích Động.
Chùa Bích Động cũng là nơi lưu giữ cổ vật, tác phẩm điêu khắc có giá trị thuộc nhiều triều đại khác nhau.
Ngày nay, ngôi chùa là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Có thể nói, chùa Bích Động là một danh thắng tiêu biểu mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm đất Ninh Bình.