Cắt ngang qua lục địa châu Âu , đường biên giới La Mã là một công trình phản ánh chiều dài lịch sử hơn 1.000 năm của đế chế La Mã.Bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 TCN, đường biên giới này được ví như " Vạn Lý Trường Thành" của đế chế La Mã có chiều dài lên đến 5.000 km, kèo dài từ bờ biển Đại Tây Dương ở miền Bắc Vương quốc Anh qua châu Âu, tới tận biển Đen.Ngày nay, dấu tích còn lại của công trình là các bức tường, mương nước, pháo đài, tháp canh, các khu dân cư... được chia thành 193 cụm nằm tại hai quốc gia Đức và Vương quốc Anh.Tại Đức, bức tường thành đầu tiên được xây dựng vào năm 83 TCN, kéo dài từ sông Rhein tới dãy núi Taunus cùng với đó là nhiều pháo đài mới được xây dựng.Tiếp sau đó, dưới thời hoàng đế Claudius, hoàng đế Domitian, hoàng đế Traianus, tường thành được mở rộng qua các con sông về phía Bắc và một số pháo đài đã được xây dựng như pháo đài Trajan.Trong thế kỷ thứ 2, dưới thời hoàng đế Hadrian, vật liệu đá được sử dụng để thay thế cho các hàng rào, tháp canh bằng gỗ.Phần biên giới ở Anh dài 118 km là tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 TCN dưới thời hoàng đế Hadrian và phần còn lại của bức tường Antonine ở Scotland được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonius Pius năm 142 TCN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia).Đường biên giới La Mã được coi là ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường nhanh chóng bị những hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành là các hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng.Dù vậy, những gì còn tồn tại cho đến nay của công trình kỳ vĩ này vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ. Đường biên giới thời La Mã đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.
Cắt ngang qua lục địa châu Âu , đường biên giới La Mã là một công trình phản ánh chiều dài lịch sử hơn 1.000 năm của đế chế La Mã.
Bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 TCN, đường biên giới này được ví như " Vạn Lý Trường Thành" của đế chế La Mã có chiều dài lên đến 5.000 km, kèo dài từ bờ biển Đại Tây Dương ở miền Bắc Vương quốc Anh qua châu Âu, tới tận biển Đen.
Ngày nay, dấu tích còn lại của công trình là các bức tường, mương nước, pháo đài, tháp canh, các khu dân cư... được chia thành 193 cụm nằm tại hai quốc gia Đức và Vương quốc Anh.
Tại Đức, bức tường thành đầu tiên được xây dựng vào năm 83 TCN, kéo dài từ sông Rhein tới dãy núi Taunus cùng với đó là nhiều pháo đài mới được xây dựng.
Tiếp sau đó, dưới thời hoàng đế Claudius, hoàng đế Domitian, hoàng đế Traianus, tường thành được mở rộng qua các con sông về phía Bắc và một số pháo đài đã được xây dựng như pháo đài Trajan.
Trong thế kỷ thứ 2, dưới thời hoàng đế Hadrian, vật liệu đá được sử dụng để thay thế cho các hàng rào, tháp canh bằng gỗ.
Phần biên giới ở Anh dài 118 km là tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 TCN dưới thời hoàng đế Hadrian và phần còn lại của bức tường Antonine ở Scotland được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonius Pius năm 142 TCN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia).
Đường biên giới La Mã được coi là ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.
Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường nhanh chóng bị những hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành là các hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng.
Dù vậy, những gì còn tồn tại cho đến nay của công trình kỳ vĩ này vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ.
Đường biên giới thời La Mã đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.