Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, sự xâm lấn của linh vật ngoại lai có nguyên nhân từ khoảng trống trong giáo dục di sản nghệ thuật. Đặc biệt, công chúng thiếu cơ hội được khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật trong nghệ thuật cổ của dân tộc. Gần 60 hiện vật, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng... trưng bày theo chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam".
Hình tượng sư tử và nghê lần đầu tiên ra mắt công chúng trong và ngoài nước tại triển lãm. Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo, Trưởng ban Kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ về những điểm cơ bản khác nhau của các linh vật cổ Việt Nam và linh vật ngoại lai đang được cúng tiến tại đình, đền, chùa hoặc không gian văn hóa khác. Theo tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo, trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc không có sư tử, linh vật này đi vào văn hóa hai nước thông qua Phật giáo. "Sư tử Trung Quốc dữ dằn, cơ bắp, luôn đứng hoặc ngồi, một chân đặt lên quả cầu mang tư tưởng sức mạnh, bành trướng; còn sư tử của Việt Nam luôn ở tư thế nằm, nhè hạt ngọc thể hiện sự đùa vui và không nạt nộ ai. Sư tử Việt Nam nằm để độ tòa sen cho Phật, mang tín ngưỡng nhiều hơn", TS Bảo nói. Hình tượng con Nghê thời hậu Lê canh giữ đền thờ, đem lại hạnh phúc cho người dân nền văn minh lúa nước. Trong bối cảnh nhiều linh vật ngoại lai đang tràn lan tại các không gian văn hóa thì triển lãm lần này sẽ giúp cho các nhà làm văn hóa, các nghệ nhân hiểu được nội dung và ý nghĩa về hình tượng các nhân vật dân gian. Từng là chuyên viên từ những ngày đầu thành lập bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Mỹ thuật Việt Nam, ông Trần Thức (80 tuổi) nhận định, tư liệu và hình ảnh linh vật cổ Việt Nam khá phong phú nhưng chúng ta chưa ý thức được việc phổ biến thông tin tới người dân. Do vậy việc lạm dụng sử dụng các linh vật không phải của Việt Nam gây ảnh hưởng không tốt và đúng đắn tới đời sống văn hóa thuần túy người Việt. Qua triển lãm lần này ông cũng muốn các nghệ nhân ở nhiều nơi sẽ có dịp được chiêm ngưỡng, nghiên cứu để công việc chế tác, sản xuất của họ được đúng với hình tượng quy chuẩn của dân gian. Theo bà Đoàn Thị Thu Hương - Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thì sắp tới Cục sẽ triển khai cẩm nang hoặc sách hướng dẫn để phổ biến cho các các sở văn hóa về nội dung cũng như ý nghĩa các linh vật triển lãm lần này.
Triển lãm mở cửa đến ngày 17/11. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm định hướng thẩm mỹ cho trẻ em trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng để giáo dục toàn diện về trí - đức - thể - mỹ. Từ đó giúp các em nâng cao sự hiểu biết và biết trân trọng và tự hào với kho tàng di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, sự xâm lấn của linh vật ngoại lai có nguyên nhân từ khoảng trống trong giáo dục di sản nghệ thuật.
Đặc biệt, công chúng thiếu cơ hội được khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật trong nghệ thuật cổ của dân tộc.
Gần 60 hiện vật, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng... trưng bày theo chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam".
Hình tượng sư tử và nghê lần đầu tiên ra mắt công chúng trong và ngoài nước tại triển lãm.
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo, Trưởng ban Kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ về những điểm cơ bản khác nhau của các linh vật cổ Việt Nam và linh vật ngoại lai đang được cúng tiến tại đình, đền, chùa hoặc không gian văn hóa khác.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo, trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc không có sư tử, linh vật này đi vào văn hóa hai nước thông qua Phật giáo. "Sư tử Trung Quốc dữ dằn, cơ bắp, luôn đứng hoặc ngồi, một chân đặt lên quả cầu mang tư tưởng sức mạnh, bành trướng; còn sư tử của Việt Nam luôn ở tư thế nằm, nhè hạt ngọc thể hiện sự đùa vui và không nạt nộ ai. Sư tử Việt Nam nằm để độ tòa sen cho Phật, mang tín ngưỡng nhiều hơn", TS Bảo nói.
Hình tượng con Nghê thời hậu Lê canh giữ đền thờ, đem lại hạnh phúc cho người dân nền văn minh lúa nước.
Trong bối cảnh nhiều linh vật ngoại lai đang tràn lan tại các không gian văn hóa thì triển lãm lần này sẽ giúp cho các nhà làm văn hóa, các nghệ nhân hiểu được nội dung và ý nghĩa về hình tượng các nhân vật dân gian.
Từng là chuyên viên từ những ngày đầu thành lập bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Mỹ thuật Việt Nam, ông Trần Thức (80 tuổi) nhận định, tư liệu và hình ảnh linh vật cổ Việt Nam khá phong phú nhưng chúng ta chưa ý thức được việc phổ biến thông tin tới người dân. Do vậy việc lạm dụng sử dụng các linh vật không phải của Việt Nam gây ảnh hưởng không tốt và đúng đắn tới đời sống văn hóa thuần túy người Việt.
Qua triển lãm lần này ông cũng muốn các nghệ nhân ở nhiều nơi sẽ có dịp được chiêm ngưỡng, nghiên cứu để công việc chế tác, sản xuất của họ được đúng với hình tượng quy chuẩn của dân gian.
Theo bà Đoàn Thị Thu Hương - Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thì sắp tới Cục sẽ triển khai cẩm nang hoặc sách hướng dẫn để phổ biến cho các các sở văn hóa về nội dung cũng như ý nghĩa các linh vật triển lãm lần này.
Triển lãm mở cửa đến ngày 17/11. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm định hướng thẩm mỹ cho trẻ em trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng để giáo dục toàn diện về trí - đức - thể - mỹ. Từ đó giúp các em nâng cao sự hiểu biết và biết trân trọng và tự hào với kho tàng di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.