Cách biệt với nhịp sống của phố thị Đồng Văn (Hà Giang), phải qua con đường ngoằn ngoèo và nhiều gập ghềnh, chúng tôi mới tìm đến được thôn Thiên Hương. Con đường đất trơn trượt và khó đi trải dài chừng 5km từ thị trấn Đồng Văn dẫn chúng tôi qua cơ man nào là cây cối vắt vẻo bên những sườn núi.Theo chân những phụ nữ Tày mới từ chợ phiên Đồng Văn trở về, chúng tôi được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hết sức hoang vu và tự nhiên của núi rừng Thiên Hương.Khung cảnh trước mắt hiện ra là những mái nhà trình tường nhấp nhô nối tiếp san sát nhau giữa bạt ngàn cỏ cây.Thôn Thiên Hương là nơi cư trú của trên 40 hộ dân tộc Tày, Mông, Giáy, Nùng,... trong đó dân tộc Tày chiếm đa số với hơn 200 nhân khẩu. Là thôn vùng cao của thị trấn Đồng Văn cùng với đường sá đi lại khó khăn và đặc thù khí hậu khắc nghiệt, nên người dân nơi đây sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp bằng các nghề trồng trọt (ngô, lúa, rau màu) và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà, ngựa bạch, chim bồ câu).Những năm gần đây, khi du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ, thôn Thiên Hương đang dần trở thành một điểm đến được khách du lịch nhiều nơi quan tâm.Trong đó, nhà trình tường là một kiến trúc độc đáo dù đã bị mai một ở nhiều nơi, song du khách vẫn có thể tìm đến thôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn, Hà Giang để khám phá nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và cổ kính của nó.Nhà trình tường ở đây được làm bằng đất, lợp bằng ngói hoặc tranh với ưu điểm vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ.Ở thôn Thiên Hương, những giá trị văn hóa của các dân tộc vùng cao vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn, từ trang phục, nếp nhà, đến những dụng cụ sinh hoạt, trong đó có cối xay thóc vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay ở nhiều hộ gia đình.Nhà trình tường của người Tày nơi này độc đáo trong kiến trúc và tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian. Gian giữa đặt bàn thờ gia tiên.và dưới sàn thường chất thóc hay khô màu.Gian phải dùng để đặt bàn ghế tiếp khách và phía trong là buồng ngủ.Có một sự khác biệt giữa nhà trình tường của người Tày với nhà trình tường của các dân tộc khác là sàn gác phía trên luôn có một khoảng trống thẳng xuống bàn thờ phía dưới thể hiện rằng bàn thờ của tổ tiên luôn phải được đặt ở một không gian thoáng đãng và sạch sẽ nhất có thể.Phía ngoài nhà là khu nuôi bò, ngựa được quy hoạch khá cẩn thận nhằm tránh thú dữ và giữ ấm cho gia súc vào mùa đông.
Cách biệt với nhịp sống của phố thị Đồng Văn (Hà Giang), phải qua con đường ngoằn ngoèo và nhiều gập ghềnh, chúng tôi mới tìm đến được thôn Thiên Hương. Con đường đất trơn trượt và khó đi trải dài chừng 5km từ thị trấn Đồng Văn dẫn chúng tôi qua cơ man nào là cây cối vắt vẻo bên những sườn núi.
Theo chân những phụ nữ Tày mới từ chợ phiên Đồng Văn trở về, chúng tôi được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hết sức hoang vu và tự nhiên của núi rừng Thiên Hương.
Khung cảnh trước mắt hiện ra là những mái nhà trình tường nhấp nhô nối tiếp san sát nhau giữa bạt ngàn cỏ cây.
Thôn Thiên Hương là nơi cư trú của trên 40 hộ dân tộc Tày, Mông, Giáy, Nùng,... trong đó dân tộc Tày chiếm đa số với hơn 200 nhân khẩu. Là thôn vùng cao của thị trấn Đồng Văn cùng với đường sá đi lại khó khăn và đặc thù khí hậu khắc nghiệt, nên người dân nơi đây sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp bằng các nghề trồng trọt (ngô, lúa, rau màu) và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà, ngựa bạch, chim bồ câu).
Những năm gần đây, khi du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ, thôn Thiên Hương đang dần trở thành một điểm đến được khách du lịch nhiều nơi quan tâm.
Trong đó, nhà trình tường là một kiến trúc độc đáo dù đã bị mai một ở nhiều nơi, song du khách vẫn có thể tìm đến thôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn, Hà Giang để khám phá nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và cổ kính của nó.
Nhà trình tường ở đây được làm bằng đất, lợp bằng ngói hoặc tranh với ưu điểm vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ.
Ở thôn Thiên Hương, những giá trị văn hóa của các dân tộc vùng cao vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn, từ trang phục, nếp nhà, đến những dụng cụ sinh hoạt, trong đó có cối xay thóc vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay ở nhiều hộ gia đình.
Nhà trình tường của người Tày nơi này độc đáo trong kiến trúc và tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian. Gian giữa đặt bàn thờ gia tiên.
và dưới sàn thường chất thóc hay khô màu.
Gian phải dùng để đặt bàn ghế tiếp khách và phía trong là buồng ngủ.
Có một sự khác biệt giữa nhà trình tường của người Tày với nhà trình tường của các dân tộc khác là sàn gác phía trên luôn có một khoảng trống thẳng xuống bàn thờ phía dưới thể hiện rằng bàn thờ của tổ tiên luôn phải được đặt ở một không gian thoáng đãng và sạch sẽ nhất có thể.
Phía ngoài nhà là khu nuôi bò, ngựa được quy hoạch khá cẩn thận nhằm tránh thú dữ và giữ ấm cho gia súc vào mùa đông.