Tượng đài Mẹ Tổ quốc của thành phố Kiev, Ukraine, là công trình được xây dựng từ thời kỳ Xô viết nổi tiếng nhất của đất nước này.
Bức tượng được làm bằng thép không rỉ, có chiều cao 62m, tọa lạc trên ngọn đồi Lavra.Nếu tính cả tòa nhà bảo tàng nằm dưới chân tượng, độ cao tổng cộng của cả công trình lên đến 102m. Phần tượng được thiết kế với tư thế đứng thẳng, hai tay giương lên bầu trời, một tay cầm gươm, một tay cầm lá chắn có hình quốc huy Liên bang Xô viết.
Tượng đài được hoàn thành vào năm 1981 để vinh danh những người anh hùng Xô viết đã ngã xuống trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 2.
Người thiết kế tượng đài là nhà điêu khắc Xô viết nổi tiếng Yevgeny Vuchetich. Là thắng cảnh nổi tiếng của Kiev, Tượng đài Mẹ Tổ quốc có thể được quan sát từ nhiều vị trí khác nhau trong thành phố. Sau khi Liên Xô sụp đổ, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc bài Nga ở Ukraina đã yêu cầu phá bỏ tượng đài. Dù vậy, phần lớn người dân vẫn muốn giữ lại tượng đài như một biểu tượng về sự anh hùng của người Ukraina trong Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: Internet.
Tượng đài Mẹ Tổ quốc của thành phố Kiev, Ukraine, là công trình được xây dựng từ thời kỳ Xô viết nổi tiếng nhất của đất nước này.
Bức tượng được làm bằng thép không rỉ, có chiều cao 62m, tọa lạc trên ngọn đồi Lavra.
Nếu tính cả tòa nhà bảo tàng nằm dưới chân tượng, độ cao tổng cộng của cả công trình lên đến 102m.
Phần tượng được thiết kế với tư thế đứng thẳng, hai tay giương lên bầu trời, một tay cầm gươm, một tay cầm lá chắn có hình quốc huy Liên bang Xô viết.
Tượng đài được hoàn thành vào năm 1981 để vinh danh những người anh hùng Xô viết đã ngã xuống trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 2.
Người thiết kế tượng đài là nhà điêu khắc Xô viết nổi tiếng Yevgeny Vuchetich.
Là thắng cảnh nổi tiếng của Kiev, Tượng đài Mẹ Tổ quốc có thể được quan sát từ nhiều vị trí khác nhau trong thành phố.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc bài Nga ở Ukraina đã yêu cầu phá bỏ tượng đài. Dù vậy, phần lớn người dân vẫn muốn giữ lại tượng đài như một biểu tượng về sự anh hùng của người Ukraina trong Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: Internet.