• Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
  • VUSTA News
TRENDING 21/6: NHÀ BÁO - DOANH NHÂN: ĐỔI THAY ĐỂ PHÁT TRIỂN! SAI PHẠM 3.538 MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN Ở VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM XÉT XỬ ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG Xem thêm các dòng sự kiện
  • Kho tri thức
  • Phong thủy

Khám phá biểu tượng bất tử của Liên Xô

Cập nhật lúc: 19:00 07/11/2013

(Kiến Thức) - Dù Liên bang Xô viết không còn nữa, biểu tượng huyền thoại của siêu cường này vẫn đứng hiên ngang giữa lòng nước Nga hiện tại.

  • Góc ảnh độc đáo về Liên Xô 1972 - 1991
  • Ảnh kinh điển về Leningrad năm 1941
Thanh Bình
Chia sẻ
Trang: 1/15

Trong nhiều thập niên, tượng đài Công nông, tên đầy đủ là tượng đài Công nhân và nữ nông trang viên (tiếng Nga là Рабо́чий и колхо́зница) đã được coi là một biểu tượng của Liên bang Xô viết. Tượng đài có chất liệu là thép không gỉ, cao 24,5m, nặng 80 tấn, được Liên Xô làm để trưng bày tại Hội chợ quốc tế Expo tại Paris năm 1937. Đây là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Vera Ignatyevna Mukhina (1889 – 1953), nhà nữ điêu khắc lỗi lạc của Liên Xô. Bức tượng được tạo hình theo lối tả thực với một nam công nhân dáng vóc lực lưỡng, tay cầm búa giơ lên cao, đứng bên cạnh một nữ nông trang viên khỏe khoắn, tay cầm chiếc liềm cong sát cùng chiếc búa trên không. Hai người ở tư thế cùng bước lên phía trước, một tay đánh ra phía sau. Các hình tượng được trau chuốt đến từng chi tiết như thật với một kỹ thuật điêu khắc hoàn hảo trong việc thể hiện hình khối.
Bức tượng mang ý nghĩa tái hiện hình ảnh và tôn vinh giai cấp công nông, những con người lao động của thế giới. Hình tượng như đang chuyển động, với những bước sải rộng và đầy năng lượng, đang vượt rào lao tới, tạo cảm giác về chuyển động và nguồn sinh lực tiềm tàng. Đây là một tác phẩm có kết cấu phức tạp, vì hình dáng tựa trên hai chân xoạc ra và tải trọng phân tán nhiều nơi so với diện tích chân đế, các lực xô bên trong mạnh hơn, các điểm góc mà lực gây gãy gập do đó cũng lớn hơn. Vì vậy việc thiết kế đòi hỏi những tính toán thật tỉ mỉ, tạo ra kết cấu thật vững chắc.
Sau triển lãm tại Paris, tượng đài công nông được chuyển về trưng bày tại cổng phía Bắc của Trung tâm triển lãm thành tựu quốc dân Liên Xô, ngày nay là Trung tâm triển lãm toàn Nga. Từ năm 1947, bức tượng này còn là biểu tượng của hãng Mosfilm - hãng phim lớn, lâu đời nhất của Liên Xô cũ. Những bộ phim nổi tiếng Liên Xô như Khi đàn sếu bay qua, Bài ca người lính, Kalina đỏ... đã gắn với biểu tượng này. Biểu tượng vẫn còn được Mosfilm giữ lại cho đến ngày nay.
Ngoài ra, hình ảnh bức tượng xuất hiện nhiều trong tem thư, bưu thiếp cũng như trong các văn hóa phẩm khác của Liên Xô. Vào năm 1979, bức tượng đã được dỡ xuống để trùng tu. Trong thời kỳ bất ổn của Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Gorbachyov, đã có ý kiến đề nghị bán bức tượng cho một công ty của Mỹ nhưng không được chấp thuận.Sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, tượng đài Công nông vẫn được đặt tại vị trí cũ. Vào năm 2003, bức tượng được tháo ra thành 40 khối để đại tu. Vào ngày 4/12/2009, Trung tâm Triển lãm Quốc gia ở thủ đô Moskva đã diễn ra lễ khánh thành bức tượng sau hơn 5 năm phục chế. Biểu tượng huyền thoại của Liên Xô lại đứng hiên ngang giữa lòng nước Nga hiện tại. Sau khi trùng tu, bệ tượng được dựng cao hơn trước gần 20 m và được bố trí thành một gian triển lãm với tổng diện tích hơn 8 nghìn m2, có sức chứa tới 5.000 người. Thân tượng giữ nguyên ban đầu 24,5 mét, toàn bộ chiều cao bức tượng sẽ là gần 60 mét. Tổng chiều cao khối tượng và bệ tượng là gần 60 mét, trọng lượng của khối tượng là 189 tấn. Mặt trước bệ tượng đài có gắn quốc huy Liên Xô khổ 3,5m x 3,5m, nặng 10,5 tấn. Đây cũng chính là Quốc huy được treo tại gian hàng của Liên Xô tại cuộc Triển lãm quốc tế ở Paris (Pháp) năm 1937. Thị trưởng Moskva khi đó là ông Yuri Luzhkov đã nhận xét đây là “một sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa mang tính lịch sử đối với đất nước. Cụm công trình độc đáo tượng trưng cho sự vươn lên mạnh mẽ của quốc gia chúng ta đã trở về với Moskva". Những người tham gia trùng tu tượng đài Công nhân và nữ nông trang viên cho biết, tác phẩm sẽ đứng vững nhiều thế kỷ nữa bất chấp những khắc nghiệt của khí hậu. Ảnh: Internet.

Trong nhiều thập niên, tượng đài Công nông, tên đầy đủ là tượng đài Công nhân và nữ nông trang viên (tiếng Nga là Рабо́чий и колхо́зница) đã được coi là một biểu tượng của Liên bang Xô viết.
Tượng đài có chất liệu là thép không gỉ, cao 24,5m, nặng 80 tấn, được Liên Xô làm để trưng bày tại Hội chợ quốc tế Expo tại Paris năm 1937. Đây là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Vera Ignatyevna Mukhina (1889 – 1953), nhà nữ điêu khắc lỗi lạc của Liên Xô.
Bức tượng được tạo hình theo lối tả thực với một nam công nhân dáng vóc lực lưỡng, tay cầm búa giơ lên cao, đứng bên cạnh một nữ nông trang viên khỏe khoắn, tay cầm chiếc liềm cong sát cùng chiếc búa trên không. Hai người ở tư thế cùng bước lên phía trước, một tay đánh ra phía sau. Các hình tượng được trau chuốt đến từng chi tiết như thật với một kỹ thuật điêu khắc hoàn hảo trong việc thể hiện hình khối.
Bức tượng mang ý nghĩa tái hiện hình ảnh và tôn vinh giai cấp công nông, những con người lao động của thế giới. Hình tượng như đang chuyển động, với những bước sải rộng và đầy năng lượng, đang vượt rào lao tới, tạo cảm giác về chuyển động và nguồn sinh lực tiềm tàng.
Đây là một tác phẩm có kết cấu phức tạp, vì hình dáng tựa trên hai chân xoạc ra và tải trọng phân tán nhiều nơi so với diện tích chân đế, các lực xô bên trong mạnh hơn, các điểm góc mà lực gây gãy gập do đó cũng lớn hơn. Vì vậy việc thiết kế đòi hỏi những tính toán thật tỉ mỉ, tạo ra kết cấu thật vững chắc.
Sau triển lãm tại Paris, tượng đài công nông được chuyển về trưng bày tại cổng phía Bắc của Trung tâm triển lãm thành tựu quốc dân Liên Xô, ngày nay là Trung tâm triển lãm toàn Nga.
Từ năm 1947, bức tượng này còn là biểu tượng của hãng Mosfilm - hãng phim lớn, lâu đời nhất của Liên Xô cũ. Những bộ phim nổi tiếng Liên Xô như Khi đàn sếu bay qua, Bài ca người lính, Kalina đỏ... đã gắn với biểu tượng này. Biểu tượng vẫn còn được Mosfilm giữ lại cho đến ngày nay.
Ngoài ra, hình ảnh bức tượng xuất hiện nhiều trong tem thư, bưu thiếp cũng như trong các văn hóa phẩm khác của Liên Xô.
Vào năm 1979, bức tượng đã được dỡ xuống để trùng tu. Trong thời kỳ bất ổn của Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Gorbachyov, đã có ý kiến đề nghị bán bức tượng cho một công ty của Mỹ nhưng không được chấp thuận.
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, tượng đài Công nông vẫn được đặt tại vị trí cũ. Vào năm 2003, bức tượng được tháo ra thành 40 khối để đại tu.
Vào ngày 4/12/2009, Trung tâm Triển lãm Quốc gia ở thủ đô Moskva đã diễn ra lễ khánh thành bức tượng sau hơn 5 năm phục chế. Biểu tượng huyền thoại của Liên Xô lại đứng hiên ngang giữa lòng nước Nga hiện tại.
Sau khi trùng tu, bệ tượng được dựng cao hơn trước gần 20 m và được bố trí thành một gian triển lãm với tổng diện tích hơn 8 nghìn m2, có sức chứa tới 5.000 người. Thân tượng giữ nguyên ban đầu 24,5 mét, toàn bộ chiều cao bức tượng sẽ là gần 60 mét. Tổng chiều cao khối tượng và bệ tượng là gần 60 mét, trọng lượng của khối tượng là 189 tấn.
Mặt trước bệ tượng đài có gắn quốc huy Liên Xô khổ 3,5m x 3,5m, nặng 10,5 tấn. Đây cũng chính là Quốc huy được treo tại gian hàng của Liên Xô tại cuộc Triển lãm quốc tế ở Paris (Pháp) năm 1937.
Thị trưởng Moskva khi đó là ông Yuri Luzhkov đã nhận xét đây là “một sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa mang tính lịch sử đối với đất nước. Cụm công trình độc đáo tượng trưng cho sự vươn lên mạnh mẽ của quốc gia chúng ta đã trở về với Moskva".
Những người tham gia trùng tu tượng đài Công nhân và nữ nông trang viên cho biết, tác phẩm sẽ đứng vững nhiều thế kỷ nữa bất chấp những khắc nghiệt của khí hậu. Ảnh: Internet.

Tin tài trợ

  • Cổ phiếu ngành thép: Định giá chịu ảnh hưởng lớn từ lợi nhuận thấp và giá thép biến động

    Cổ phiếu ngành thép: Định giá chịu ảnh hưởng lớn từ lợi nhuận thấp và giá thép biến động

    Người mua nhà Vĩnh Lộc Dgold liều mình dọn vào ở vì chủ đầu tư chậm giao căn hộ 3 năm

    Người mua nhà Vĩnh Lộc Dgold liều mình dọn vào ở vì chủ đầu tư chậm giao căn hộ 3 năm

    SHN bị xử phạt và truy thu thuế hơn 1 tỷ đồng

    SHN bị xử phạt và truy thu thuế hơn 1 tỷ đồng

  • Vì sao Gilimex thoái hết vốn tại công ty Dệt May Gia Định?

    Vì sao Gilimex thoái hết vốn tại công ty Dệt May Gia Định?

    VN-Index tiếp tục giảm sâu 14 điểm phiên 5/7

    VN-Index tiếp tục giảm sâu 14 điểm phiên 5/7

    FLC, ROS, HAI bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7

    FLC, ROS, HAI bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7

  • CII muốn bán thêm 10 triệu cổ phiếu NBB giảm sở hữu xuống dưới 38%

    CII muốn bán thêm 10 triệu cổ phiếu NBB giảm sở hữu xuống dưới 38%

    Dragon Capital nâng sở hữu tại Sacombank lên 6%

    Dragon Capital nâng sở hữu tại Sacombank lên 6%

    Hình ảnh thiếu gia Đỗ Quang Vinh ngồi bên người yêu tin đồn Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

    Hình ảnh thiếu gia Đỗ Quang Vinh ngồi bên người yêu tin đồn Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Tin tức Phong thủy mới nhất

  • Cuối tháng 7/2022: Bốn con giáp tài lộc bung cửa, trúng số giàu to

    Cuối tháng 7/2022: Bốn con giáp tài lộc bung cửa, trúng số giàu to

  • Qua đêm nay: 4 con giáp vơ hết lộc trời, từ tháng 7 có tiền tỷ

    Qua đêm nay: 4 con giáp vơ hết lộc trời, từ tháng 7 có tiền tỷ

  • Thần Tài ban lộc: 4 tuổi phất như vũ bão cuối 2022, đón 2023 sung túc

    Thần Tài ban lộc: 4 tuổi phất như vũ bão cuối 2022, đón 2023 sung túc

  • Năm 2023: Bốn con giáp có căn phú quý, sự nghiệp bùng nổ dữ dội

    Năm 2023: Bốn con giáp có căn phú quý, sự nghiệp bùng nổ dữ dội

  • Dự đoán ngày mới 6/7/2022 cho 12 con giáp: Hợi vượng tài, Sửu xui xẻo

    Dự đoán ngày mới 6/7/2022 cho 12 con giáp: Hợi vượng tài, Sửu xui xẻo

  • Sinh con thuộc 4 tuổi này bố mẹ hưởng phúc sâu dày, cả đời sung túc

    Sinh con thuộc 4 tuổi này bố mẹ hưởng phúc sâu dày, cả đời sung túc

Tin hình ảnh mới

  • Cây dại ở Việt Nam được ví như đặc sản trời ban, xưa nhổ bỏ, nay kiếm tiền triệu

    Cây dại ở Việt Nam được ví như đặc sản trời ban, xưa nhổ bỏ, nay kiếm tiền triệu

  • Công việc kiếm trăm triệu/tháng đang thiếu người trầm trọng, không ai nhận làm

    Công việc kiếm trăm triệu/tháng đang thiếu người trầm trọng, không ai nhận làm

  • Căn hộ khiến gia chủ đắm chìm vào hạnh phúc, được thả lỏng tâm hồn

    Căn hộ khiến gia chủ đắm chìm vào hạnh phúc, được thả lỏng tâm hồn

  • Mặc gợi cảm khi không đứng lớp, giảng viên Âu Hà My, Midu vẫn bị chê “mất chất“

    Mặc gợi cảm khi không đứng lớp, giảng viên Âu Hà My, Midu vẫn bị chê “mất chất“

  • Vụ “bốc hơi” bí ẩn của hai phi công giữa sa mạc hoang vắng

    Vụ “bốc hơi” bí ẩn của hai phi công giữa sa mạc hoang vắng

  • Cuối tháng 7/2022: Bốn con giáp tài lộc bung cửa, trúng số giàu to

    Cuối tháng 7/2022: Bốn con giáp tài lộc bung cửa, trúng số giàu to

  • Chăm con khéo như Bùi Tiến Dũng, ai xem cũng bái phục

    Chăm con khéo như Bùi Tiến Dũng, ai xem cũng bái phục

  • Cực choáng lý do người La Mã cổ đại uống máu võ sĩ giác đấu

    Cực choáng lý do người La Mã cổ đại uống máu võ sĩ giác đấu

  • Mưa lớn bất ngờ gây ngập nhiều tuyến đường tại Hà Nội

    Mưa lớn bất ngờ gây ngập nhiều tuyến đường tại Hà Nội

  • Thấy 3 loại thanh long này, rẻ đến mấy cũng đừng mua vì...

    Thấy 3 loại thanh long này, rẻ đến mấy cũng đừng mua vì...

  •  Lamborghini Huracan Sterrato bản off-road bị "tóm sống" khi chạy thử

    Lamborghini Huracan Sterrato bản off-road bị "tóm sống" khi chạy thử

  • Sở hữu hình xăm hiểm hóc, hot girl Linh Miu chăm mặc hở bạo

    Sở hữu hình xăm hiểm hóc, hot girl Linh Miu chăm mặc hở bạo

  • Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
  • VUSTA News
Boi Tu Vi Tu Vi 2015 Boi Not Ruoi Tin Xa Hoi Bao Dien Tu Tin Quan Su Món Ăn Ngon Top Nha Cai Chăm Sóc Bà Bầu Tu Vi Tuan Moi Xem Tuoi Lam An Lãnh Đạo Kim Jong-un Hot Girl Hot Boy Du Bao Thoi Tiet Gia Xang Dau Đề Thi Môn Toán Đề Thi Môn Văn Đề Thi Môn Vật Lý Đề Thi Môn Hóa Học Đề Thi Môn Sinh Học Đề Thi Môn Tiếng Anh

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Giấy phép: số 536/GP-BTTTT, cấp ngày 19/11/2020

P. Tổng biên tập phụ trách: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VPGD: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Tầng 5, 224 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56

Email: baotrithuccuocsong@gmail.com - tkts@kienthuc.net.vn

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status
Lên đầu