Vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Ðá Chồng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất có chiều cao tới đỉnh là 11,07m, với độ vươn ra là 16m, trọng lượng 85 tấn, mô phỏng hình ảnh Thánh Gióng tay mang tre ngà, cưỡi ngựa sắt thăng thiên về trời từ đỉnh núi đá Chồng. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây, của hào quang và những cây tre ngà. Nơi đặt tượng có chiều cao 297m so với mặt nước biển, tương đương 3.500 bậc thang bộ. Với vị trí ấy, ngài có thể phóng tầm nhìn bao quát toàn cõi đất Việt, trở thành vị thần "hộ quốc an dân" trường tồn cùng mảnh đất thiêng Thăng Long - Hà Nội với 1.000 năm văn hiến. Tượng đài vua Quang Trung tại trung tâm TP Quy Nhơn được xây dựng bằng bê tông khánh thành năm 1976 đã trở thành một biểu tượng không chính thức của TP Quy Nhơn từ đó đến nay. Vào năm 2007, bức tượng này đã được nâng cấp bằng một tượng mới bằng chất liệu đồng, nặng 13 tấn, cao 5,5m. So với tượng cũ, nét mặt vua Quang Trung lần này được tạo hình trông hiền và đằm hơn. Trang phục được sửa lại cho chính xác với lịch sử, tay cầm kiếm cũng đã được nắn lại để có thể nhìn thấy kiếm dù đứng từ nhiều phía khác nhau. Phần phù điêu dưới bệ tượng cũng được làm lại, cao hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn với ba phần: tụ nghĩa, hành binh, xây dựng đất nước, hài hòa với phần tượng phía trên tạo thành một tổng thể toàn vẹn.Từ hàng chục năm nay, bức tượng Tả Tướng quân Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa, tay cầm chim bồ câu - phương tiện liên lạc thời xưa – đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành. Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương ở ngã sáu Cách Mạng Tháng Tám (Ngã Sáu Phù Đổng) cũng là một trong những tượng đài được xây dựng trước năm 1975 còn lại ở TP HCM. Ảnh: internet
Vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Ðá Chồng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất có chiều cao tới đỉnh là 11,07m, với độ vươn ra là 16m, trọng lượng 85 tấn, mô phỏng hình ảnh Thánh Gióng tay mang tre ngà, cưỡi ngựa sắt thăng thiên về trời từ đỉnh núi đá Chồng. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây, của hào quang và những cây tre ngà.
Nơi đặt tượng có chiều cao 297m so với mặt nước biển, tương đương 3.500 bậc thang bộ. Với vị trí ấy, ngài có thể phóng tầm nhìn bao quát toàn cõi đất Việt, trở thành vị thần "hộ quốc an dân" trường tồn cùng mảnh đất thiêng Thăng Long - Hà Nội với 1.000 năm văn hiến.
Tượng đài vua Quang Trung tại trung tâm TP Quy Nhơn được xây dựng bằng bê tông khánh thành năm 1976 đã trở thành một biểu tượng không chính thức của TP Quy Nhơn từ đó đến nay. Vào năm 2007, bức tượng này đã được nâng cấp bằng một tượng mới bằng chất liệu đồng, nặng 13 tấn, cao 5,5m.
So với tượng cũ, nét mặt vua Quang Trung lần này được tạo hình trông hiền và đằm hơn. Trang phục được sửa lại cho chính xác với lịch sử, tay cầm kiếm cũng đã được nắn lại để có thể nhìn thấy kiếm dù đứng từ nhiều phía khác nhau. Phần phù điêu dưới bệ tượng cũng được làm lại, cao hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn với ba phần: tụ nghĩa, hành binh, xây dựng đất nước, hài hòa với phần tượng phía trên tạo thành một tổng thể toàn vẹn.
Từ hàng chục năm nay, bức tượng Tả Tướng quân Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa, tay cầm chim bồ câu - phương tiện liên lạc thời xưa – đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.
Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương ở ngã sáu Cách Mạng Tháng Tám (Ngã Sáu Phù Đổng) cũng là một trong những tượng đài được xây dựng trước năm 1975 còn lại ở TP HCM. Ảnh: internet