Trống đồng Sông Đà là một trong những chiếc trống đồng tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet của nước Pháp. Trống này còn có tên là trống Moulié. Ảnh: Bảo tàng Guimet.Phó sứ Moulié đã phát hiện và thu giữ chiếc trống này tại nhà một người vợ góa của viên quan lang người Mường vùng sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình vào năm 1887. Ảnh: BS Nguyễn Xuân Quang.Năm 1889, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Paris và sau đó không được trở về Việt Nam nữa. Về tổng thể, trống đồng Sông Đà còn tương đối nguyên vẹn, mặt và thân trống có nhiều vết sẹo, đường kính mặt là 78 cm, chiều cao là 61 cm. Ảnh: Đặng Anh Tuấn.Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ, hai chiếc trống đồng đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam. Ảnh: BS Nguyễn Xuân Quang.Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 14 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc người, động vật và vật.Phía trên của tang trống có một băng hoa văn hình học gồm 6 vành. Dưới băng hình học này là hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền có hình một chim đứng. Mỗi thuyền đều có 5 người, mũ trên đầu họ đều có hình đầu chim. Bên dưới những chiếc thuyền này là một băng hoa văn hình học, gồm 3 vành. Trống có hai đôi quai kép trang trí văn thừng. Chân trống không có trang trí.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trống đồng Sông Đà là một trong những chiếc trống đồng lớn và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn đã được phát hiện. Ảnh: Wikipedia.com.
Trống đồng Sông Đà là một trong những chiếc trống đồng tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet của nước Pháp. Trống này còn có tên là trống Moulié. Ảnh: Bảo tàng Guimet.
Phó sứ Moulié đã phát hiện và thu giữ chiếc trống này tại nhà một người vợ góa của viên quan lang người Mường vùng sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình vào năm 1887. Ảnh: BS Nguyễn Xuân Quang.
Năm 1889, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Paris và sau đó không được trở về Việt Nam nữa.
Về tổng thể, trống đồng Sông Đà còn tương đối nguyên vẹn, mặt và thân trống có nhiều vết sẹo, đường kính mặt là 78 cm, chiều cao là 61 cm. Ảnh: Đặng Anh Tuấn.
Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ, hai chiếc trống đồng đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam. Ảnh: BS Nguyễn Xuân Quang.
Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 14 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc người, động vật và vật.
Phía trên của tang trống có một băng hoa văn hình học gồm 6 vành. Dưới băng hình học này là hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền có hình một chim đứng. Mỗi thuyền đều có 5 người, mũ trên đầu họ đều có hình đầu chim. Bên dưới những chiếc thuyền này là một băng hoa văn hình học, gồm 3 vành. Trống có hai đôi quai kép trang trí văn thừng. Chân trống không có trang trí.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trống đồng Sông Đà là một trong những chiếc trống đồng lớn và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn đã được phát hiện. Ảnh: Wikipedia.com.