Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Việt Nam đang gìn giữ một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là trống đồng Cảnh Thịnh được đúc năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ).Khác với kiểu trống đồng của văn hóa Đông Sơn trước đó 2.000 năm, trống Cảnh Thịnh được đúc mô phỏng theo kiểu trống da. Trống nặng 32kg, đường kính mặt 54,3cm, cao 37,40cm, thân trống được chia làm ba phần, ngăn cách bằng hai đường gân nổi.Mặt trống cong vồng lên hình chỏm cầu, chính giữa có hai vòng tròn kép tượng trưng cho mặt trời.Trống có 4 quai hình khuyên gắn cách đều trên thân (hiện chỉ còn 3 quai).Xung quanh trống, từ trên xuống dưới, đúc nổi các băng hoa văn hình nhũ đinh, lá đề, hồi văn chữ T và đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng.Hình chim phượng trên trống đồng Cành Thịnh.Hình kỳ lân trên trống.Bên cạnh sự độc đáo của hoa văn, một giá trị đặc biệt khác của trống là phần tư liệu - với một bài minh dài 272 chữ khắc trên thân. Bài văn này được viết bằng chữ Hán với nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội). Ngôi chùa này cũng chính là nơi lưu giữ trống trước khi nó được chuyển tới Bảo tàng.Ngoài ra còn có những chữ Hán cho biết trống đúc vào ngày lành tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (1800) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).Theo các nhà nghiên cứu, trống được đúc bằng phương pháp khuôn sáp truyền thống.Có thể nói trống đồng Cảnh Thịnh là một hiện vật hết sức độc đáo, phản ánh sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí, kỹ thuật đúc trống cũng như nghề đúc đồng cổ truyền của dân tộc. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Việt Nam đang gìn giữ một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là trống đồng Cảnh Thịnh được đúc năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ).
Khác với kiểu trống đồng của văn hóa Đông Sơn trước đó 2.000 năm, trống Cảnh Thịnh được đúc mô phỏng theo kiểu trống da. Trống nặng 32kg, đường kính mặt 54,3cm, cao 37,40cm, thân trống được chia làm ba phần, ngăn cách bằng hai đường gân nổi.
Mặt trống cong vồng lên hình chỏm cầu, chính giữa có hai vòng tròn kép tượng trưng cho mặt trời.
Trống có 4 quai hình khuyên gắn cách đều trên thân (hiện chỉ còn 3 quai).
Xung quanh trống, từ trên xuống dưới, đúc nổi các băng hoa văn hình nhũ đinh, lá đề, hồi văn chữ T và đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng.
Hình chim phượng trên trống đồng Cành Thịnh.
Hình kỳ lân trên trống.
Bên cạnh sự độc đáo của hoa văn, một giá trị đặc biệt khác của trống là phần tư liệu - với một bài minh dài 272 chữ khắc trên thân. Bài văn này được viết bằng chữ Hán với nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội). Ngôi chùa này cũng chính là nơi lưu giữ trống trước khi nó được chuyển tới Bảo tàng.
Ngoài ra còn có những chữ Hán cho biết trống đúc vào ngày lành tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (1800) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Theo các nhà nghiên cứu, trống được đúc bằng phương pháp khuôn sáp truyền thống.
Có thể nói trống đồng Cảnh Thịnh là một hiện vật hết sức độc đáo, phản ánh sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí, kỹ thuật đúc trống cũng như nghề đúc đồng cổ truyền của dân tộc. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.