Tọa lạc tại 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 3, TPHCM), Nhà Thiếu nhi TPHCM nằm trên khu đất vàng, được bao quanh bởi các tuyến đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tú Xương, Lê Quý Đôn và Võ Thị Sáu.Sở Văn hoá - Thể thao TPHCM vừa tổ chức công bố quyết định xếp hạng di tích, bảo tàng trên địa bàn TPHCM. Trong danh sách di tích được xếp hạng có thêm 3 địa danh mới là Căn cứ Quận Gò Môn, Bệnh viện Mắt TPHCM và Nhà Thiếu nhi TPHCM.Công trình mang dáng vẻ hiện đại, duyên dáng, trang nhã. Ý tưởng tạo hình khối kiến trúc được lấy từ hình tượng mầm cây, tổ chim và cánh diều đang bay. Tác giả thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.Ngôi nhà có 1 tầng hầm và 5 tầng nổi, được xây dựng trên diện tích 2.555m2. Tổng diện tích sàn sử dụng (không bao gồm diện tích để xe tầng hầm và tầng kỹ thuật) là 11.707m2.Công trình được trao Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2018.Công trình được trồng nhiều cây xanh khắp mọi nơi, trên các tầng tạo nên điểm nổi bật trên nền trắng chủ đạo của toà nhà.Công trình được bọc một hệ lam nhôm xung quanh tạo nên hình tượng chiếc tổ chim.Yếu tố nhiệt đới rất được chú trọng trong thiết kế kiến trúc. Các không gian đều thoáng và sáng tự nhiên.Nhà thiếu nhi có 14 phòng chức năng và 23 phòng học năng khiếu.Những đường cong mềm mại gây ấn tượng và tạo nên cảm giác bay bổng, tự do, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.Nhà Thiếu nhi tổ chức các lớp, câu lạc bộ, đội nhóm năng khiếu với trên 30 bộ môn, thường xuyên thu hút trên 30.000 lượt em/năm tham gia sinh hoạt và học tập.Ở nhiều nơi, trên nhiều diện tích các bức tường trong Nhà Thiếu nhi TPHCM trưng bày các bức bích hoạ ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.Từ dàn cây to được trồng ở khu vực bên ngoài, cho đến những loại dây leo thả rũ xuống ở khu vực cầu thang và cả những chậu cây nhỏ được đặt khắp từ trong ra ngoài, tất cả đều tạo nên một không khí dễ chịu, thoải mái cho không gian ở đây.Tầng trệt có quán cà phê, hội trường đa năng, sảnh hoạt động cho ngày mưa, không gian chờ cho phụ huynh.Khu vực sân thượng của Nhà Thiếu nhi hiện bỏ trống và chưa được dùng để khai thác cho hoạt động nào.Nhà Thiếu nhi TPHCM là nơi thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, thu hút hàng nghìn trẻ em tham gia như: Lễ hội Thế giới tuổi thơ ngày 1/6, lễ hội Trung Thu, lễ hội Ngày Tết Quê em, Ngày hội Khoa học với đời sống.
Tọa lạc tại 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 3, TPHCM), Nhà Thiếu nhi TPHCM nằm trên khu đất vàng, được bao quanh bởi các tuyến đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tú Xương, Lê Quý Đôn và Võ Thị Sáu.
Sở Văn hoá - Thể thao TPHCM vừa tổ chức công bố quyết định xếp hạng di tích, bảo tàng trên địa bàn TPHCM. Trong danh sách di tích được xếp hạng có thêm 3 địa danh mới là Căn cứ Quận Gò Môn, Bệnh viện Mắt TPHCM và Nhà Thiếu nhi TPHCM.
Công trình mang dáng vẻ hiện đại, duyên dáng, trang nhã. Ý tưởng tạo hình khối kiến trúc được lấy từ hình tượng mầm cây, tổ chim và cánh diều đang bay. Tác giả thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.
Ngôi nhà có 1 tầng hầm và 5 tầng nổi, được xây dựng trên diện tích 2.555m2. Tổng diện tích sàn sử dụng (không bao gồm diện tích để xe tầng hầm và tầng kỹ thuật) là 11.707m2.
Công trình được trao Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2018.
Công trình được trồng nhiều cây xanh khắp mọi nơi, trên các tầng tạo nên điểm nổi bật trên nền trắng chủ đạo của toà nhà.
Công trình được bọc một hệ lam nhôm xung quanh tạo nên hình tượng chiếc tổ chim.
Yếu tố nhiệt đới rất được chú trọng trong thiết kế kiến trúc. Các không gian đều thoáng và sáng tự nhiên.
Nhà thiếu nhi có 14 phòng chức năng và 23 phòng học năng khiếu.
Những đường cong mềm mại gây ấn tượng và tạo nên cảm giác bay bổng, tự do, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Nhà Thiếu nhi tổ chức các lớp, câu lạc bộ, đội nhóm năng khiếu với trên 30 bộ môn, thường xuyên thu hút trên 30.000 lượt em/năm tham gia sinh hoạt và học tập.
Ở nhiều nơi, trên nhiều diện tích các bức tường trong Nhà Thiếu nhi TPHCM trưng bày các bức bích hoạ ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Từ dàn cây to được trồng ở khu vực bên ngoài, cho đến những loại dây leo thả rũ xuống ở khu vực cầu thang và cả những chậu cây nhỏ được đặt khắp từ trong ra ngoài, tất cả đều tạo nên một không khí dễ chịu, thoải mái cho không gian ở đây.
Tầng trệt có quán cà phê, hội trường đa năng, sảnh hoạt động cho ngày mưa, không gian chờ cho phụ huynh.
Khu vực sân thượng của Nhà Thiếu nhi hiện bỏ trống và chưa được dùng để khai thác cho hoạt động nào.
Nhà Thiếu nhi TPHCM là nơi thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, thu hút hàng nghìn trẻ em tham gia như: Lễ hội Thế giới tuổi thơ ngày 1/6, lễ hội Trung Thu, lễ hội Ngày Tết Quê em, Ngày hội Khoa học với đời sống.